Tục cắt bao quy đầu 3.000 năm tuổi của người Do Thái

8 ngày sau khi chào đời, tất cả bé trai phải được cắt bao quy đầu để chính thức trở thành người Do Thái.
tuc cat bao quy dau 3000 nam tuoi cua nguoi do thai
Các bé trai phải được cắt bao quy đầu để trở thành người Do Thái. Ảnh: Times of Israel

Cắt bao quy đầu là nghi lễ "kết nạp" đối với bất cứ bé trai nào sinh ra trong cộng đồng Do Thái. Buổi lễ có tên Brit Milah, hay giao ước cắt bao quy đầu, diễn ra với sự chứng kiến của gia đình và cộng đồng.

Nghi lễ cổ xưa

Theo BBC, tục cắt bì trên dương vật người nam giới được thực hiện suốt 3.000 năm qua. Không có quy định đặc biệt nào về địa điểm tổ chức. Thông thường, buổi lễ sẽ được tiến hành tại nhà hoặc giáo đường.

Trong ngày thứ 8 sau khi chào đời, tất cả bé trai phải được cắt bao quy đầu để trở thành người Do Thái chính thức, trừ trường hợp các lý do y tế không cho phép tập tục này tiến hành. Người thực hiện cắt bao quy đầu được gọi là Mohel, bắt buộc phải nghiên cứu rõ luật tôn giáo và có kỹ năng phẫu thuật cần thiết.

Bé trai sẽ được mẹ và các thành viên nữ trong gia đình bế tới nơi cắt bì, trong khi người cha bắt buộc phải có mặt khi hành lễ. Thông thường, các thành viên khác trong gia đình cũng tụ hội vào dịp quan trọng này.

Giao ước với Chúa Trời

Tục cắt bì được bắt nguồn từ thời thượng cổ của người Do Thái, xuất phát từ tổ phụ Abraham. Để hưởng đặc ân trở thành tổ phụ của vô số dân tộc từ Thiên Chúa, Abraham cũng phải thực hiện giao ước cắt bao quy đầu cho tất cả bé trai trong gia tộc, vào ngày thứ 8 sau khi ra đời. Người không thực hiện giao ước vĩnh cửu này sẽ bị trục xuất khỏi dân tộc Do Thái.

Một số ý kiến cho rằng, việc cắt mẩu da trên dương vật, bộ phận cơ thể đại diện cho tội lỗi của con người, biểu tượng cho việc loại trừ sự ô uế trước Chúa. Số khác cho rằng, cắt bao quy đầu tượng trưng cho dâng hiến sinh mạng từ thuở sơ sinh.

Tranh cãi và phản đối

Mặc dù là một nghi thức phổ biến trong cộng đồng Do Thái, không phải tất cả người Do Thái ủng hộ cắt bao quy đầu cho bé trai. Các nhóm phản đối đặt nghi vấn về truyền thống bắt buộc này, cho rằng không nhất thiết phải cắt bao quy đầu để trở thành người Do Thái.

Không ít ý kiến thừa nhận chứng cứ tôn giáo cho tập tục này dường như không rõ ràng. Theo BBC, mặc dù cắt bao quy đầu được cho là cam kết với tín ngưỡng và truyền thống Do Thái, cộng động này đồng thời thừa nhận danh tính Do Thái của một đứa trẻ được thừa hưởng từ người mẹ.

Các nhà phê bình còn dẫn ra điều cấm để lại dấu vết hay thay đổi trên cơ thể con người của Ngũ Thư Do Thái, trái ngược với yêu cầu bắt buộc cắt bao quy đầu và để lại dấu vết trên bộ phận sinh dục.

Ronald Goldman, một nhà tâm lý học tại Boston, Anh, tác giả cuốn sách "Questioning Circumcision: A Jewish Perspective" nhận định Do Thái giáo đề cao đạo đức hơn các học thuyết và giáo điều. Ông khẳng định phần lớn người Do Thái thực hiện nghi lễ này do áp lực văn hoá hơn là vì lý do tôn giáo.

"Các lý do văn hoá thường liên quan đến niềm tin, thái độ và cảm xúc về danh tính Do Thái. Nhiều người Do Thái tin rằng nam giới phải cắt bao quy đầu để trở thành người Do Thái nhưng điều này không đúng. Bộ bách khoa Encyclopedia Judaica viết rõ: "một đứa trẻ được một người mẹ Do Thái sinh ra là người Do Thái, bất kể được cắt bao quy đầu hay chưa", Goldman viết trên tờ Jewish Spectator năm 1997.

tuc cat bao quy dau 3000 nam tuoi cua nguoi do thai Cắt bao quy đầu và nguy cơ lây nhiễm bệnh xã hội
tuc cat bao quy dau 3000 nam tuoi cua nguoi do thai Hưng Yên: Có 23 trẻ nhỏ mắc bệnh sùi mào gà sau khi chít hẹp bao quy đầu
chọn
'Dòng tiền đổ về bất động sản chưa có hoặc rất ít'
Lãnh đạo doanh nghiệp địa ốc cho rằng trong thời điểm này, khi các hoạt động sản xuất, kinh doanh chưa phục hồi rõ rệt thì dòng tiền đổ về bất động sản chưa có hoặc rất ít.