96% trẻ mới sinh ở Việt Nam bị hẹp bao quy đầu bẩm sinh. |
Cẩn thận khi cắt bao quy đầu: Tổn hại cơ thể và tổn thương đến tâm hồn của trẻ | |
Hẹp bao quy đầu có nguy hiểm? |
Thế nào là bệnh hẹp bao quy đầu?
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Phan Văn Thắng, Chuyên gia Nam học tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội: “Hẹp bao quy đầu là tình trạng lớp da quy đầu phủ kín lên đầu “cậu nhỏ” và không tự lột xuống được ở nam giới trưởng thành”.
Theo thống kê, tỉ lệ trẻ mới sinh ở Việt Nam bị hẹp bao quy đầu là 96%, khi lên 3 tuổi còn 10% và từ 14 tuổi trở lên chỉ còn 1%. |
Bao quy đầu là một lớp da bao quanh đầu của dương vật. Tất cả các bé trai khi sinh ra đều có bao quy đầu và thường bị hẹp bao quy đầu bẩm sinh. Khi đến độ tuổi dậy thì thì lớp da này sẽ tự tuột khỏi đầu dương vật. Tại bao quy đầu sẽ tập trung hệ thống các tuyến bã nhờn với lượng dịch tiết rất lớn. Nếu các dịch tiết, bã nhờn này không được đào thải ra ngoài vì bị bao quy đầu bít kín thì sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn hoạt động, xâm lấn vào niệu đạo, gây viêm nhiễm...
Với nam giới ở độ tuổi trưởng thành thì việc nhận biết bao quy đầu bị hẹp khá dễ dàng. Còn với trẻ nhỏ thì phụ huynh cần quan sát kĩ khi tắm cho trẻ cũng như khi trẻ đi tiểu.
Dấu hiệu nhận biết tình trạng bao quy đầu bị hẹp. |
Kìm hãm sự phát triển
Ở các bé trai, nếu bao quy đầu bị hẹp và không được điều trị sớm thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển về kích thước của “cậu nhỏ”. Bởi vì bao quy đầu luôn bị bó hẹp trong lớp da, không được tự do phát triển như những trẻ khác.
Còn ở nam giới trưởng thành, khi bao quy đầu bị hẹp thì sẽ khiến cho quá trình cương cứng bị hạn chế, gây đau, tức, khó chịu. Và đây cũng là nguyên nhân gây nên hiện tượng thắt nghẹt bao quy đầu, làm cho quá trình lưu thông máu hoạt động không hiệu quả, dẫn đến tình trạng phù nề, nặng hơn là hoại tử “cậu nhỏ”.
Các bệnh viêm nhiễm
Do bao quy đầu bị hẹp, khiến cho vi khuẩn và chất độc trong nước tiểu bị giữ lại, gây khó khăn cho việc vệ sinh. Để lâu, các chất bẩn tích tụ ngày một nhiều và gây nên hiện tượng tượng ngứa, sưng, nổi mụn nhọt ở cơ quan sinh dục. Không chỉ vậy, bao quy đầu hẹp sẽ làm lỗ tiểu bị bít kín, gây bí tiểu, về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới chức năng của bàng quang và gây suy thận.
Hẹp bao quy đầu không chỉ làm tinh thần sa sút mà còn có thể gây vô sinh, ung thư dương vật. (Ảnh: prozeny) |
Ung thư dương vật
Có tới 85% bệnh nhân bị ung thư dương vật là do không chữa trị tình trạng hẹp bao quy đầu. Bên cạnh đó, phần lớn những bà vợ có chồng bị hẹp bao quy đầu thường bị viêm nhiễm phụ khoa, thậm chí là ung thư cổ tử cung.
Gây vô sinh
Bao quy đầu hẹp sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, nấm ngứa dương vật, gây ảnh hưởng đến tuyến tiền liệt và làm giảm chất lượng cũng như độ kết dính của dương vật, gây nên tình trạng vô sinh.
Theo bác sĩ Mai Bá Tiến Dũng, Trưởng khoa Nam học, bệnh viện Bình Dân (TP. HCM), độ tuổi phù hợp nhất để cắt bao quy đầu cho trẻ đó là từ 8 - 12 tuổi. “Bởi vì trẻ từ 8 tuổi trở lên thì lớp da bao quy đầu đã dãn ra rất nhiều. Các bé cũng đã có thể tự vệ sinh sạch sẽ “cậu nhỏ” mỗi ngày được. Còn ở độ tuổi trên 12 thì các em đã bắt đầu bước vào giai đoạn dậy thì, lúc này nguy cơ viêm nhiễm sẽ nhiều hơn. Đồng thời, tình trạng bao quy đầu bị hẹp càng kéo dài thì nguy cơ bị viêm đường tiết niệu, thậm chí là vô sinh, ung thư dương vật sẽ xảy ra cao hơn” bác sĩ Dũng cho biết. |
Với nam giới trưởng thành: Tốt nhất là nên đi thăm khám, kiểm tra để có hướng điều trị sớm. Thông thường nam giới bị hẹp bao quy đầu sẽ được thực hiện tiểu phẫu cắt bao quy đầu. Vì lúc này không thể uống thuốc hay nong bao quy đầu như trẻ nhỏ được.
Với trẻ em: Phụ huynh cần vệ sinh sạch sẽ bao quy đầu sau mỗi lần trẻ đi tiểu cũng như khi tắm hàng ngày. Với những trẻ lớn hơn thì có thể hướng dẫn để trẻ tự làm.
Độ tuổi thích hợp nhất để cắt bao quy đầu là từ 8 -12 tuổi. Ảnh: theverge) |
Một số địa chỉ cắt bao quy đầu Tại TP. HCM - Khoa Nam học, Bệnh viện Bình Dân. Địa chỉ: 371 Điện Biên Phủ, phường 4, quận 3, TP HCM. Điện thoại (08) 38394747 – 38325154. - Khoa Nam học, Bệnh viện Từ Dũ. Địa chỉ: 106 Cống Quỳnh, Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP HCM. Điện thoại: (08) 3839 5117. - Bệnh viện ĐH Y Dược. Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP HCM. Điện thoại: (08) 3855 4269. Tại Hà Nội - Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn. Địa chỉ 431 Tam Trinh (Lô 01 – 8A), Cụm Công Nghiệp Hoàng Mai, Quận Hoàng Mai. Điện thoại: (04) 3634 3636. - Phòng khám Nam khoa bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Địa chỉ số 1 phố Tôn Thất Tùng, Quận Đống Đa. Điện thoại: (04) 3574 3456. - Trung tâm Nam học bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Địa chỉ số 40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm. Điện thoại: (04) 3825 3535.
|