Tục hóa vàng 'Rolls-Royce, Boeing' rằm tháng 7 lên báo Pháp

Với mức thu nhập trung bình hàng năm khoảng 2.000 USD, hầu hết người Việt Nam không tự coi mình là giàu có. Nhưng ở thế giới bên kia, người đã khuất có thể là "tỷ phú" nhờ những món đồ cúng được con cháu hóa vàng. 

Tại xưởng làm đồ vàng mã ở thủ đô Hà Nội, những người thợ đang hoàn thiện khâu cuối cùng mô hình chiếc xe sang Rolls Royce từ bìa các tông với kích thước gần tương đương phiên bản thật. Cách đó không xa là chiếc máy bay giấy cỡ lớn, một phiên bản của Boeing 787 Dreamliner với các thành viên trong tổ bay, cũng được làm từ giấy.

Tuy nhiên, những thứ này không đơn thuần là đồ chơi. Chúng là "hàng mã", hay những món đồ được làm bằng giấy, tượng trưng cho các vật dụng trong đời sống hàng ngày, mà các gia đình sẽ đốt để gửi cho người thân ở thế giới bên kia.

Đây là những mô tả của phóng viên hãng thông tấn Pháp AFP trong bài viết ngày 17/8 về tục đốt vàng mã cho người đã khuất trong rằm tháng 7 tại Việt Nam.

"Chúng tôi tin rằng người đã khuất sẽ nhận được những đồ vật này sau khi đã hóa vàng. Mất khoảng hai tuần để làm xong một chiếc xe như thế này, với sự hỗ trợ của hai người nữa", Nguyen Nam, một thợ thủ công tham gia hoàn thiện chiếc Rolls Royce trước khi xuất xưởng, nói với AFP.

tuc hoa vang rolls royce boeing ram thang 7 len bao phap
Các đồ hàng mã được bán trong rằm tháng 7. Ảnh: AFP

Hóa vàng mã để tỏ lòng thành kính với người đã khuất ở thế giới bên kia là một tục được lưu truyền phổ biến ở Trung Quốc và một số nước như Việt Nam, Campuchia. Với quan niệm "trần sao âm vậy", người làm vàng mã ở Việt Nam đã sáng tạo nhiều mặt hàng, từ quần áo, tiền giấy đến nhà cửa, phương tiện đi lại để phục vụ nhu cầu của khách hàng dịp rằm tháng bảy.

Trước đây, quần áo, tiền giả hay thực phẩm là những món đồ phổ biến được bán trên các con phố trong rằm tháng 7. Nhưng hiện nay, đồ hàng mã còn có cả điện thoại thông minh, iPad, máy tính xách tay, biệt thự hay cả xe hơi hạng sang.

Cụ Dang Xuan Nhi, 70 tuổi, là người đã làm đồ hàng mã nhiều năm. Ông cho biết việc con cháu gửi các vật dụng thiết yếu hàng ngày và cả đồ xa xỉ cho người đã khuất rất quan trọng.

"Trần sao âm vậy. Những gì chúng ta có, họ (người đã khuất) ở thế giới bên kia cũng sẽ có", ông giải thích.

Thời gian làm đồ hàng mã thủ công thường kéo dài nhiều ngày, với chi phí khoảng vài USD hoặc thậm chí vài trăm, nhưng chỉ mất vài phút để hóa vàng.

Theo các tài liệu không chính thức, khoảng 50.000 tấn tiền giấy và vàng mã, ước tính trị giá hàng triệu USD, được đốt mỗi năm ở Việt Nam. Dù được khuyến cáo hạn chế chi tiêu phung phú cho đồ hàng mã trong dịp rằm tháng 7, người dân vẫn tin rằng tổ tiên của họ sẽ nhận được nhà, xe và phù hộ cho con cháu.

"Chúng tôi đốt vàng mã để người đã khuất cũng cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc. Khi có cuộc sống sung túc đầy đủ, họ sẽ ban phước lành, sức khỏe và may mắn cho những người còn sống", Do Mai Hoa, một người dân ở ngoại ô Hà Nội, nói.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.