Tục lệ mai táng rợn người: Đào mộ, nhảy múa với xác chết

Trên những ngọn đồi vùng cao nguyên trung tâm Madagascar, bộ tộc Merina khai quật hài cốt của tổ tiên để tổ chức lễ đoàn tụ gia đình, trong đó có nghi thức nhảy múa với xác chết.
tuc le mai tang ron nguoi dao mo nhay mua voi xac chet
Mọi người nhảy múa cùng người đã khuất trong niềm vui hân hoan.

Famidihana hay còn gọi là Lễ thay xương là nghi thức thiêng liêng đối với một số bộ tộc ở Madagascar, trong đó có Merina. Nghi thức thiêng liêng này được tổ chức 5-7 năm một lần, theo CNN.

Thành viên Merina đào mộ người đã khuất, cởi bỏ quần áo ra khỏi hài cốt một cách cẩn thận rồi dùng vải lụa quấn thay thế.

Lễ hội thực sự bắt đầu khi người dân uống rượu, trò chuyện và nhảy múa cùng thi hài những người quá cố.

“Chúng tôi quấn thi hài (trong vải lụa) và khiêu vũ cùng xác chết đang phân hủy”, nhà nhân chủng học Miora Mamphionona cho hay.

Trước khi hoàng hôn buông xuống, người dân bộ tộc Merina bọc hài cốt ông bà tổ tiên lại và đặt xuống mộ một cách cẩn thận. Ngôi mộ được đóng lại suốt 5-7 năm.

Niềm tin về sự đoàn tụ

Bộ tộc Malagasy tin rằng tổ tiên của họ là cầu nối giữa người sống và Thiên Chúa và do đó ông bà đã khuất có quyền dự các sự kiện trên trái đất.

Nhiều bộ tộc ở Madagascar thực hiện nghi thức kết hợp giữa Cơ đốc giáo và niềm tin truyền thống, nhưng họ không tin vào thiên đường hay địa ngục.

Nhà nhân chủng học Mamphionona giải thích: "Đối với chúng tôi, cái chết sau khi xương cốt bị phân hủy sẽ đưa chúng ta tới cuộc sống thứ hai tương tự như cuộc sống ở trần gian”.

Tuy nhiên, người chết không đến với cuộc sống ở thế giới bên kia ngay lập tức, và thực tế còn tồn tại trong đất ở thế giới thực tại cho tới khi cơ thể của họ bị phân hủy hoàn toàn.

tuc le mai tang ron nguoi dao mo nhay mua voi xac chet
Giây phút đoàn tụ giữa những người sống và thành viên quá cố trong gia đình.

Theo nhà sử học Andrianahaga Mahery, cuộc gặp với ông bà tổ tiên là khoảnh khắc hạnh phúc, niềm vui và không có chỗ cho nỗi buồn.

Nghi thức Famidihana bắt đầu khi linh hồn của một người đã khuất xuất hiện trong giấc mơ của một thành viên có vị thế trong gia đình.

"Ông bà tổ tiên xuất hiện trong giấc mơ và nói rằng họ cảm thấy lạnh và cần quần áo mới", Mahery giải thích.

Trước khi tổ chức nghi thức tâm linh này, một nhà chiêm tinh truyền thống hay còn gọi là Ombiasy xem cung hoàng đạo để xác định ngày mở và đóng mộ của ông bà đã khuất.

Đóng mộ trước hoàng hôn

Thành viên bộ tộc Merina chi rất nhiều tiền cho việc xây mộ và nghi thức Famidihana.

Theo nhà nhân chủng học Mamphionona, mọi người chi nhiều tiền hơn để xây mộ cho ông bà tổ tiên hơn cả xây nhà bởi những ngôi mộ thể hiện bản sắc của bộ tộc.

Người dân Merina xây mộ cho thành viên đã khuất dưới lòng đất và đặt thi hài của họ trên kệ, bọc trong vải lụa.

Lễ hội kết thúc trước khi màn đêm buông xuống bởi bộ tộc Merina lo sợ nguồn năng lượng đen tối và sức mạnh của ma quỷ vào ban đêm tác động xấu tới những người đã chết.

“Xương của tổ tiên được đưa trở lại mộ trước lúc hoàng hôn bởi mặt trời là nguồn năng lượng của chúng ta”, ông Mamphionona giải thích.

Du khách và người thân đi hàng km để tham dự lễ hội kéo dài hai ngày. Họ thường mang theo tiền hoặc rượu để chôn chúng cùng hài cốt ông bà tổ tiên.

tuc le mai tang ron nguoi dao mo nhay mua voi xac chet Nơi lưu giữ những thi hài thiên cổ khắp thế giới

Con người có thể tìm lại lịch sử qua các xác ướp Ai Cập trưng bày tại Bảo tàng London nước Anh, thăm thú hầm ...

chọn
Chủ tịch Lương Minh Tuấn: Kính siêu trắng sẽ là mũi nhọn 5 năm tới của Đạt Phương, dự kiến mang về doanh thu nghìn tỷ từ 2026
Theo kế hoạch, quý I /2025 Đạt Phương sẽ khởi công nhà máy sản xuất kính siêu trắng tại Thừa Thiên - Huế, dự kiến từ 2026 sẽ mang về doanh thu 1.500 - 2.000 tỷ đồng. Chủ tịch Đạt Phương cho biết, đây là ngành mũi nhọn của Đạt Phương trong thời gian tới, doanh nghiệp đang có những lợi thế lớn trên thị trường kính siêu trắng.