UBND tỉnh Đồng Tháp muốn tự quyết thẩm quyền đầu tư cao tốc Cao Lãnh – An Hữu gần 6.500 tỷ đồng

Tuyến cao tốc Cao Lãnh – An Hữu có chiều dài khoảng 27,43 km, tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 dự kiến gần 6.500 tỷ đồng. Dự án đề xuất đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).

UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có tờ trình gửi HĐND tỉnh về việc thống nhất phương án giao cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án đường cao tốc Cao Lãnh – An Hữu.

Theo UBND tỉnh Đồng Tháp, ngày 20/10/2021, Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận đã có tờ trình gửi Bộ Giao thông vận tải thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.

UBND tỉnh Đồng Tháp muốn tự quyết thẩm quyền đầu tư cao tốc Cao Lãnh – An Hữu gần 6.500 tỷ đồng - Ảnh 1.

Phương án tuyến cao tốc Cao Lãnh – An Hữu. (Ảnh: Đèo Cả).

Theo đó, cao tốc An Hữu – Cao Lãnh có chiều dài tuyến khoảng 27,43 km, trong đó qua địa phận tỉnh Đồng Tháp khoảng 19,81 km, qua địa phận tỉnh Tiền Giang khoảng 7,62 km.

Điểm đầu của tuyến cao tốc giao với tuyến cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh (cách nút giao An Bình khoảng 4 km), thuộc xã An Bình, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Điểm cuối giao với tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận (cách nút giao An Thái Trung khoảng 2 km), thuộc địa phận xã An Thái Trung, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

Giai đoạn 1 của dự án sẽ xây dựng với quy mô 4 làn xe cao tốc hạn chế, chiều rộng mặt cắt ngang 17 m. Giai đoạn hoàn thiện với quy mô 4 làn xe cao tốc hoàn chỉnh với mặt cắt ngang 24,75 m. Nhu cầu sử dụng đất hơn 127 ha.

Tổng vốn đầu tư dự kiến của giai đoạn 1 với quy mô mặt cắt ngang 17 m (bao gồm lãi vay) vào khoảng 6.477 tỷ đồng.

Trong đó, vốn góp của nhà nước là 3.238 tỷ đồng và thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Cụ thể, chi phí giải phóng mặt bằng, tái định cư (toàn bộ dự án thành phần) khoảng 594,823 tỷ đồng; hỗ trợ xây dựng công trình (bao gồm cả một số chi phí do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện) thực hiện dự án đầu tư theo phương thức PPP khoảng 2.644 tỷ đồng.

Vốn nhà đầu tư huy động khoảng 3.238 tỷ đồng; trong đó, vốn chủ sở hữu khoảng 486 tỷ đồng (tương ứng mức tối thiểu 15% theo quy định của Luật PPP), vốn vay khoảng 2.752 tỷ đồng.

Về hình thức đầu tư, dự án được đề xuất đầu tư theo phương thức đốc tác công tư (PPP).

Vào tháng 9 vừa qua, UBND tỉnh Đồng Tháp cũng đã công văn gửi Bộ Giao thông vận tải về việc bổ sung đoạn cuối tuyến Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ An Hữu - Cao Lãnh trên địa bàn tỉnh này.

Đồng Tháp cho rằng, tuyến cao tốc An Hữu - Cao Lãnh với chiều dài dự kiến khoảng 30 km, quy mô 4 làn xe (là đoạn tuyến nằm trong tuyến cao tốc Hồng Ngự - Trà Vinh), hiện Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận đã trình Bộ Giao thông vận tải thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án.

Theo phương án tuyến ban đầu của dự án, điểm cuối tuyến chỉ dừng lại khi giao cắt với tuyến Mỹ An - Cao Lãnh thuộc xã An Bình, huyện Cao Lãnh. Như vậy, điểm cuối tuyến chưa kết nối với TP Cao Lãnh, không phát huy hết hiệu quả của dự án mang lại.

Do đó, UBND tỉnh Đồng Tháp đã tham gia góp ý về phương án tuyến. Đơn vị tư vấn dự án và Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận đã thống nhất ý kiến của tỉnh Đồng Tháp về đề xuất điều chỉnh điểm cuối dự án kéo dài tuyến thêm khoảng 4 km theo quy hoạch tuyến cao tốc, đến điểm giao với tỉnh lộ 856.

Đề xuất này đã được Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận đưa vào Tờ trình gửi Bộ Giao thông vận tải về thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc An Hữu - Cao Lãnh vào cuối tháng 8 vừa qua.

"Việc đề xuất kéo dài thêm khoảng 4 km đường cao tốc sẽ làm trục xương sống tạo thuận lợi cho địa phương quy hoạch khai thác quỹ đất, phát triển đô thị, công nghiệp dọc theo tuyến, đồng thời tạo điều kiện để kết nối, thành trục giao thông, cửa ngõ đối ngoại của TP Cao Lãnh, trung tâm kinh tế - chính trị của tỉnh", UBND tỉnh Đồng Tháp lý giải.

Tuyến cao tốc An Hữu – Cao Lãnh với vai trò là hành lang xương sống của trục ngang, khi được đầu tư thông tuyến và hoàn thiện sẽ kết nối các tuyến trục dọc như quốc lộ 1, cao tốc Bắc - Nam phía Đông (cao tốc TP HCM – Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ - Cà Mau), cao tốc Bắc - Nam phía Tây (đường N2 - Mỹ An - Cao Lãnh - Lộ Tẻ - Rạch Sỏi) tạo sức lan tỏa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.

chọn
Nơi quy hoạch tổ hợp nhà ở của HanoiHouse tại ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu
Tại góc ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu có một khu đất hơn 0,2 ha, được quy hoạch cho dự án nhà ở thấp tầng và cao tầng. Chủ cũ của dự án này trước đây là Indeco, sau nhiều năm chậm triển khai đã chuyển giao cho chủ mới là HanoiHouse.