'Văn hóa vỉa hè' ở Việt Nam sẽ không bao giờ mất đi?

Tiến sĩ Nguyễn Khắc Thuần, Viện trưởng Viên Nghiên cứu Kỷ lục cho rằng, những gì tốt đẹp trên vỉa hè được gọi là "văn hóa vỉa hè" và văn hóa này sẽ không bao giờ mất đi.  
van hoa via he o viet nam se khong bao gio mat di
Gánh hàng hoa, một nét đẹp đã trở thành văn hóa của Hà Nội.

- Thưa tiến sĩ, là một người nghiên cứu về lịch sử và văn hóa, theo ông vỉa hè cần được hiểu như thế nào cho đúng?

TS Nguyễn Khắc Thuần: Trước hết, đường phải có lề, phố phải có hè. Tuy nhiên, ở trong một thành phố, để gọn gàng tôi xin gọi chung là hè phố. Một số nơi gọi là vỉa hè, tôi không thích gọi vỉa hè bởi 2 chữ “vỉa hè” tự nó đã giới hạn một sự chật hẹp. Nhưng nếu gọi hè phố chẳng những thể hiện sự rộng rãi, thoáng đãng và hàm chứa nhiều nội dung hơn.

Ta hãy nhắm mắt và tưởng tượng xem đường không có lề, phố không có hè thì thành phố sẽ ra sao và khoan hãy nói đến thẩm mỹ, chỉ cần đề cập đến độ an toàn sẽ như thế nào? Cho nên, bất cứ thành phố nào trên hành tinh này đều phải có hè phố và hè phố rộng hẹp tùy theo đất đai của từng nơi.

Như tại thủ đô nước Úc, hè phố rộng mênh mông do dân số họ chưa bằng một phường Bến Thành của quận 1 nhưng diện tích lại vô cùng lớn. Hay như ở khu vực Côn Minh (Trung Quốc), một thành phố mới và đông dân số nhưng hè phố vẫn rất rộng…

Tóm lại, nước nào cũng muốn có hè phố tử tế, nên Việt Nam quan tâm đến vấn đề làm sao cho hè phố rộng thoáng, trật tự cũng là lẽ bình thường.

- Vậy theo ông, hè phố có giá trị như thế nào?

Hè phố tất nhiên là tôn vẻ đẹp của thành phố. Bất cứ ai là cư dân chính thức của TP hay chỉ là những người có dịp đi qua TP cũng đều phải tôn trọng hè phố.

Tôn trong hè phố là tôn trọng kiến trúc, kỷ cương của TP và biểu hiện lòng tự trọng. Hè phố có nhiều thứ rất quan trọng như cây cao để lấy bóng mát, cây cảnh để làm đẹp, đôi khi là những vòi nước để tạo ra sự thoáng mát.

van hoa via he o viet nam se khong bao gio mat di
Tôn trong hè phố là tôn trọng kiến trúc, kỷ cương của TP và biểu hiện lòng tự trọng. Ảnh: K.A

Cuối cùng ở hè phố còn có một thứ quan trọng nữa là đường cho người đi bộ. Điều chắc chắn rằng, nếu hè phố an toàn, người đi bộ an toàn thì con phố đó sẽ đẹp hơn và hấp dẫn hơn.

- Chắc hẳn ông có rất nhiều kỷ niệm với hàng rong trên hè phố?

Có một thực tế gắn với hè phố là hàng rong và tôi không bao giờ quên những gánh hàng rong ở Hà Nội vì tôi sống ở đó rất nhiều năm. Tôi thấy có những gánh hàng rong rất đáng yêu như gánh hàng hoa, về sau là chạy xe đạp, xe máy đi bán nhưng dẫu sao đó cũng là một loại hàng rong.

Rồi những gánh hàng rong bán hoa quả, thương lắm, họ oằn vai gánh hàng rong đi bán. Tôi thương họ vì họ lao động vất vả nhưng quan trọng hơn vì họ đã đem những mặt hàng thiết yếu đến các ngóc ngách của con phố mà không phải cửa hàng nào cũng phục vụ được.

Tôi còn thương họ vì những tiếng rao lảnh lót tạo nên những âm thanh đáng yêu của thành phố và họ bán hàng rất lịch lãm. Tuy không được học tập nhưng văn hóa bán hàng của họ xem ra rất đáng nể trọng.

Rồi người ta đi bán những mặt hàng khác nữa, như trống bọi, tò he mà trẻ em thích lắm. Hôm nay, họ ngồi chỗ này, mai lại chỗ khác nhưng họ luôn tạo được niềm vui cho trẻ nhỏ. Mà những người tạo được niềm vui cho trẻ nhỏ tức là tạo được niềm vui cho một thế hệ mới. Chúng ta đừng quên điều này.

van hoa via he o viet nam se khong bao gio mat di
Trong tâm thức của những người tha phương, gánh hàng rong trên hè phố luôn là ấn tượng khó phai mờ.

- Theo ông, hàng rong có phải nguyên nhân khiến hè phố bị lấn chiếm và "nhếch nhác" hay không?

Người bán hàng rong không dại gì chiếm dụng hè phố vì nếu chiếm dụng hè phố họ rất khó bán. Bây giờ nhiều người xử phạt rất nặng người bán hàng rong nhưng chúng ta có thể thấy việc chiếm dụng hè phố chủ yếu do các hàng quán sử dụng trong nhà thì ít mà sử dụng hè phố thì nhiều. Đây mới là điều đáng quan tâm, họ kinh doanh tại những điểm không được kinh doanh.

Người bán hàng rong với một cái gánh nhỏ, hay chiếc xe đạp thì chiếm dụng bao nhiêu? Họ cũng không dại gì chiến dụng như thế bởi họ cần đi sát từng cửa nhà lảnh lót từng tiếng rao.

Thỉnh thoảng vẫn có những người bán hàng rong chiếm dụng hè phố như bán giày dép, nón bảo hiểm, quần áo si-da… Họ cũng rất thông minh để tìm một hàng rào nào đó để treo các sản phẩm của mình. Vậy nên đừng vội vàng kết tội họ một cách quá nặng nề mà phải hiểu họ.

Rõ ràng hàng rong là cần thiết, trên 30 quốc gia tôi đi qua nơi nào cũng có hàng rong. Không ít lần tâm sự với Việt kiều ở Mỹ, họ kể rằng đôi khi trong giấc ngủ họ bất chợt nghe tiếng mì gõ, tiếng rao hột vịt lột và lòng bồi hồi không thể nào ngủ được nữa.

Hay đôi khi họ thấy người ta cắt cỏ và bó thành từng bó thì lại nhớ những bó rau muống quê nhà, để rồi cuối cùng họ lập ra các khu chợ hàng rong rất riêng theo kiểu của họ trên đất Mỹ. Họ làm điều đó vì nhớ quê nhà da diết, mà chính những gánh hàng rong đã lưu giữ những kỷ niệm thân thương đó.

van hoa via he o viet nam se khong bao gio mat di Tái lấn chiếm vỉa hè với những câu chuyện đời thường

Sau khoảng hai tháng quận 1 (TP HCM) và các quận khác dừng ra quân lập lại trật tự vỉa hè, một số tuyến đường ...

Rồi ngay cả những con phố ở Bắc âu nơi mức sống cực cao như Na Uy, Thụy Điển… ở đó họ vẫn dành một phần lề đường rất nhỏ để bán cà phê, kem, bánh chiên… Paris cũng vậy, đường phố không rộng cỡ như Lê Lợi ở Sài Gòn, ở đó họ cũng có hàng rong nhưng rất trật tự và qui định chặt chẽ.

Có thể nói các nhà quản lý ở những quốc gia này bao giờ cũng tôn trọng nhu cầu bán và nhu cầu mua của xã hội với những mặt hàng không phải lúc nào siêu thị cũng có. Chúng ta cần tôn trọng nhu cầu đó nhưng không có nghĩa là để cho họ buôn bán tự do, bừa bãi vậy nên hãy mở đường cho họ hoạt động.

Không phải bây giờ mà mãi mãi sau này, việc sử dụng một phần hè phố cho việc kinh doanh nhỏ là cần thiết và nên có. Có ý kiến cho rằng cần thu thuế họ, tôi cho rằng người kinh doanh nào cũng sẵn sàng đóng thuế nhưng nhà nước cũng cần tính đúng cho họ vì họ là những người nghèo, hơn hết là có động thái đúng với người bán hàng rong.

Hãy thu thuế, phạt người bán hàng rong nếu họ sai thay vì dùng những hành vi khác để họ cảm thấy bế tắc, thất vọng. Nếu như người nghèo bị mất đường kiếm sống, có thể họ sẽ nảy sinh những hành vi không kiểm soát được.

van hoa via he o viet nam se khong bao gio mat di
Việc chiếm dụng vỉa hè vẫn đang xuất hiện tại TP HCM và Hà Nội. Ảnh: K.A

- Vậy ông nghĩ sao về việc lập lại trật tự đô thị tại TP HCM và Hà Nội?

Về việc lập lại trật tự đô thị trong thời gian qua, về nguyên tắc chung tôi ủng hộ. Bởi thực sự ai chiếm dụng vỉa hè? Đó là những người tự cho mình quyền vượt khỏi giới hạn cho phép kể cả cơ quan nhà nước hay nhà dân.

Thế nhưng sau khi làm rồi, có mấy điều cần lưu ý, đó là cần giữ lại thẩm mỹ đường phố, bởi đừng nghĩ rằng đó là nhà của một người dân, mà chính là mỹ quan đô thị. Một số nơi có vạch sơn quy định chỗ để xe nhưng lại không đều nhau trong khi xe máy được sản xuất có chiều dài tương đương nhau.

Hay như để bảo vệ người đi bộ, người ta làm hàng rào ngăn cách để ngăn xe máy leo lên lề đường, tôi cho rằng đây là cách làm không hay vì cho thấy chính quyền không tin người dân và người dân không có lòng tự trọng.

Tôi ủng hộ nhưng không có nghĩa là tôi tán thành mọi cách thức thể hiện. Chúng ta nên kiên quyết nhưng không nên lạnh lùng đến vô cảm. Cần làm cho dân ủng hộ để sát cánh với chính quyền.

van hoa via he o viet nam se khong bao gio mat di Có thể áp dụng kinh nghiệm quốc tế để dẹp vỉa hè ở Việt Nam?

Kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái, người có nhiều công trình nghiên cứu về TP HCM cho rằng, Việt Nam có thể áp dụng cách ...

- Có những yếu tố văn hóa có thể mất đi để sản cái mới phù hợp hơn, vậy văn hóa hè phố cũng có thể mất đi?

Sự mất đi một thành tố để sản sinh một thành tố là hiện tượng bình thường của văn hóa. Cổ kim đông tây đều như thế cả.

Như ngày xưa đàn ông và phụ nữ Việt để tóc dài, nhuộm răng đen nhưng ngày nay tập tục ấy không còn. Ngay cả thành tố quan trọng nhất là chữ viết nhưng chúng ta cũng đã nhiều lần thay đổi.

Thực sự mà nói, văn hóa hè phố không bao giờ mất đi và nếu sinh ra thành tố mới cũng sinh ra trên hè phố và nó sẽ có một kết cấu văn hóa hè phố mới mà không phải bỏ hết cái cũ.

Văn hóa hè phố chỉ là cách gọi của chúng ta bởi những gì tốt đẹp trên vỉa hè đều được gọi là văn hóa vỉa hè nên sẽ không có gì khác cả.

van hoa via he o viet nam se khong bao gio mat di Đề xuất cho thuê vỉa hè ở TP HCM: 'Cần nghiên cứu, định giá vỉa hè từng con phố'

KTS Nguyễn Văn Tất, Phó Chủ tịch hội Kiến trúc TP HCM cho rằng, cần nghiên cứu kỹ giá trị vỉa hè để khi cho ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.