VCCI: Nghị định về Luật Đấu thầu đang thiếu công bằng với nhà đầu tư

VCCI cho rằng, dự thảo nghị định thi hành Luật Đấu thầu chưa quy định chế tài với việc trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày công nhận kết quả trúng thầu hoặc thời hạn khác, UBND không bồi thường, hỗ trợ tái định cư xong để giao đất, cho thuê đất. Điều này là thiếu công bằng với nhà đầu tư.

Xoay quanh Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa đóng góp một số ý kiến. 

Cụ thể, theo quy định của Dự thảo đối với các dự án thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, nhà đầu tư được sử dụng kinh nghiệm của đối tác để chứng minh kinh nghiệm thực hiện các dự án tương tự như đánh giá về kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 23 Dự thảo.

Đối tác là tổ chức ký kết hợp đồng với nhà đầu tư để tham gia thực hiện dự án đầu tư kinh doanh và được nhà đầu tư đề xuất trong hồ sơ dự thầu trên cơ sở yêu cầu về kinh nghiệm quy định tại hồ sơ mời thầu.

VCCI đánh giá: "Việc Dự thảo không quy định nhà đầu tư của các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị có công năng phục vụ hỗn hợp, dự án khu dân cư nông thôn được sử dụng kinh nghiệm đối tác để chứng minh kinh nghiệm thực hiện dự án dường như chưa thực sự hợp lý.

Bởi vì, các dự án quy định tại Dự thảo đều là dự án có sử dụng đất. Trên thực tế, theo phản ánh của doanh nghiệp, trong thời gian qua việc sử dụng kinh nghiệm của đối tác để chứng minh kinh nghiệm thực hiện các dự án được sử dụng trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện các dự án không chỉ giới hạn các lĩnh vực theo quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực.

Việc lựa chọn sử dụng đối tác này đã góp phần linh hoạt trong việc đưa ra các tiêu chí để đánh giá và lựa chọn nhà đầu tư; đảm việc lựa chọn nhà đầu tư có năng lực thực hiện các dự án". 

Đơn vị thông tin, phía doanh nghiệp đề nghị, Ban soạn thảo cân nhắc quy định các dự án quy định tại Điều 4 Dự thảo (không giới hạn chỉ các dự án quy định tại khoản 2), nhà đầu tư được sử dụng kinh nghiệm của đối tác để chứng minh kinh nghiệm thực hiện các dự án tương tự như quy định tại khoản 2 Điều 23 Dự thảo. 

(Ảnh tư liệu minh họa: Hạ Vũ). 

Góp ý tiếp theo là về tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất. Dự thảo quy định: "Tiêu chuẩn đánh giá về hiệu quả sử dụng đất là tỷ lệ tăng bình quân giá đất tối thiểu do nhà đầu tư chia sẻ được quy tương đương giá trị bằng tiền nộp ngân sách nhà nước theo tiền sử dụng đất, tiền thuê đất dự kiến được sử dụng để lập hồ sơ mời thầu”.

VCCI cho rằng, Dự thảo chỉ quy định phương pháp tính tỷ lệ tăng bình quân giá đất tối thiểu mà không quy định phương pháp quy đổi tương đương số tiền nộp ngân sách nhà nước. Điều này có thể gây khó cho quá trình thực hiện. Đề nghị bổ sung quy định về việc quy đổi tương đương giá trị bằng tiền nộp ngân sách sau khi xác định được tỷ lệ tăng bình quân giá đất tối thiểu.

Dự thảo cũng quy định: “Tiền sử dụng đất, tiền thuê đất dự kiến trong hồ sơ mời thầu được xác định trên cơ sở giá đất cùng mục đích sử dụng đất, cùng loại trong bảng giá đất đã được công bố của địa phương nơi triển khai thực hiện dự án tại thời điểm lập hồ sơ mời thầu”.

Hiện tại, Dự thảo Nghị định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất hiện không có quy định về việc tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất dự kiến trong hồ sơ mời thầu. Đề nghị bổ sung thêm quy định về tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất dự kiến hoặc quy định về cách tính tiền sử dụng đất dự kiến, nhằm tạo cở sở pháp lý cho việc thực hiện.

Về việc xác định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nhà đầu tư trúng thầu phải nộp, Dự thảo chưa quy định là tiền sử dụng đất, tiền thuê đất này có bao gồm số tiền nộp ngân sách đã được quy đổi theo khoản 1 Điều 25 Dự thảo hay không để làm cơ sở đối trừ theo quy định tại khoản 5. 

Một góp ý nữa là về trách nhiệm của người có thẩm quyền hoặc bên mời thầu trong trường hợp được người có thẩm quyền ủy quyền ký kết hợp đồng.

"Phụ lục có hướng dẫn về nội dung nghĩa vụ của nhà đầu tư và trách nhiệm của người có thẩm quyền khi thực hiện hợp đồng.

Trong khi phần về nghĩa vụ của nhà đầu tư quy định chế tài áp dụng đối với việc nhà đầu tư không thực hiện ứng vốn để thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định; thì phía bên trách nhiệm của người có thẩm quyền lại không quy định chế tài đối với việc trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày ban hành quyết định công nhận kết quả trúng thầu hoặc thời hạn khác, UBND không thực hiện xong việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư để giao đất, cho thuê đất thì sẽ như thế nào?

Điều này là thiếu công bằng đối với nhà đầu tư - một bên chủ thể của hợp đồng, đề nghị Ban soạn thảo hướng dẫn rõ vấn đề này", VCCI kiến nghị. 

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.