VDSC: Biên lợi nhuận gộp của Hoa Sen sẽ quay trở lại mức dương từ đầu năm 2023

Cho năm tài chính 2022 – 2023 (từ ngày 1/10/2022 - 30/9/2023), VDSC cho rằng biên lợi nhuận gộp của Hoa Sen sẽ trở lại mức dương từ quý II và phục hồi tốt hơn trong 6 tháng tiếp theo nhờ nhu cầu nội địa tăng và xuất khẩu phục hồi.

Theo Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), lượng tiêu thụ trong quý I niên độ tài chính 2022 – 2023 (tức 3 tháng cuối năm nay) của CTCP Tập đoàn Hoa Sen (mã chứng khoán: HSG) có thể cao hơn so với quý IV niên độ 2021 – 2022 (từ ngày 1/7 – 30/9/2022) nhờ xuất khẩu sang các thị trường châu Á.

Việc cố gắng đẩy tiêu thụ trong giai đoạn nhu cầu thấp sẽ phải đánh đổi bằng tỷ suất lợi nhuận, như trong quý IV. Cụ thể, trong quý IV, khó khăn từ thị trường trong nước hạn chế nhu cầu tôn mạ, Hoa Sen đã tăng mức chiết khấu thương mại, sản lượng thép mạ tăng 36% so với cùng kỳ, ống thép tăng 19%. Song, biên lợi nhuận gộp ghi nhận âm 2,9%, công ty báo lỗ gộp do ảnh hưởng từ giá bán giảm và hàng tồn kho giá cao.

Tính chung cả năm tài chính, doanh thu đạt 49.711 tỷ đồng, tăng 2% so với cùng kỳ, trong khi lợi nhuận ròng đạt 251 tỷ đồng, giảm 94%.

Dự báo kết quả kinh doanh cho quý I niên độ tài chính 2022 – 2023, VDSC kỳ vọng xuất khẩu thép mạ có thể tăng 25% so với quý trước, trong khi sản lượng bán trong nước giảm 13%, biên lợi nhuận gộp dự báo âm 2,8% Bên cạnh đó, tín dụng ngân hàng thắt chặt và nhu cầu yếu đang buộc các nhà sản xuất phải bán bớt hàng tồn kho giá cao để giải phóng dòng tiền, với Hoa Sen có thể thêm một khoản lỗ lớn trong quý I.   

VDSC dự báo doanh thu đạt 7.077 tỷ đồng, giảm 58% so với cùng kỳ và lỗ ròng 982 tỷ đồng (so với cùng kỳ lãi ròng 638 tỷ đồng). 

 

Tính đến thời điểm hiện tại, giá HRC đã chạm đáy do nhiều nhà sản xuất thép trên thế giới cắt giảm công suất. Giá HRC đã giảm liên tục từ tháng 8 đến giữa tháng 10 và bắt đầu tăng từ đầu tháng 12/2022. Tuy nhiên, xu hướng tăng có thể không duy trì lâu do nhu cầu vẫn ở mức thấp. 

Mặt khác, theo ước tính của VDSC, hàng tồn kho giá cao vào cuối quý IV có thể mất 4 tháng để tiêu thụ hết. Do đó, tỷ suất lợi nhuận gộp dự kiến sẽ trở lại mức dương từ quý II và phục hồi tốt hơn trong nửa cuối năm với nhu cầu quay trở lại ở các thị trường phương Tây và cạnh tranh với Trung Quốc, Ấn Độ giảm bớt. 

VDSC cho rằng, từ giữa năm 2023, lạm phát dịu hơn sẽ khuyến khích nhu cầu toàn cầu về thép mạ, kéo theo xuất khẩu phục hồi nhẹ. Nhu cầu tại thị trường trong nước sẽ được hỗ trợ bởi giải ngân đầu tư công, mà VDSC cho rằng sẽ mạnh mẽ hơn vào năm 2023 để thúc đẩy tăng trưởng GDP.

Theo đó, sản lượng tôn mạ bán ra dự báo giảm 19%, trong đó xuất khẩu giảm 31% và trong nước giảm 3%. Ống thép có thể tăng 15%.

 

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.