Về thăm làng thổ cẩm Gla

Để lưu giữ nét văn hóa truyền thống của dân tộc Bahnar nhiều người dân đã quyết tâm thành lập hợp tác xã dệt thổ cẩm để vừa truyền dạy lại nghề truyền thống cho con cháu ,vừa phát triển kinh tế gia đình.
 
 
ve tham lang tho cam gla
Bà M'Lơn muốn lưu giữu truyền thống văn hóa người Bahnar nên truyền dạy lại cho con cháu đời sau. (Ảnh: Trang Anh)

Vào một ngày cuối tháng 4, chúng tôi có dịp ghé thăm làng thổ cẩm Gla (thuộc xã Gla, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai). Nơi đây được nhiều người biết đến với cái nôi của dệt thổ cẩm Bahnar. Ngay từ đầu xã, nhưng mảnh vải thổ cẩm được người dân phơi, trưng bày ngập sắc màu. Để lưu giữ nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình và quảng bá đến bạn bè gần xa người dân nơi đây đã thành lập một hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và Dệt thổ cẩm Gla.

Trò chuyện với chúng tôi, bà M’Lốp, Giám đốc HTX Nông nghiệp và Dệt thổ cẩm Gla cho biết, HTX được thành lập năm 2006 với khoảng 80 xã viên, đến nay con số đó đã hơn 300 xã viên. Thời gian đầu do ít học viên nên xưởng được đặt ngay tại nhà bà M’Lốp. Tuy nhiên sau đó do thành viên đông lên dần nên huyện quyết định đầu tư cho HTX một nhà xưởng rộng rãi, khang trang hơn.

“Hợp tác xã hiện nay có khoảng trên 300 xã viên, bao gồm phụ nữ thuộc tất cả các làng trong xã, ngoài ra còn có phụ nữ của nhiều xã khác trong huyện cũng tình nguyện tham gia. Bên cạnh đó, các cháu học sinh lớp 4, lớp 5 cũng hăng hái tham gia học nghề", bà M’Lốp chia sẻ.

Theo bà M’Lốp, trước đây ở làng Gla người phụ nữ nào cũng biết dệt thổ cẩm. Nhưng giờ đây, những trang phục hiện đại xuất hiện và lấn át hết những trang phục truyền thống. Do đó, những bộ đồ thổ cẩm xa dần với lớp trẻ nên bà muốn truyền dạy lại cho các học viên để lưu giữ giá trị truyền thống của dân tộc mình.

ve tham lang tho cam gla
Những học viên yêu thích và đam mê với nghề dệt thổ cẩm. (Ảnh: Trang Anh)

Cũng theo người phụ nữ với tình yêu thổ cẩm cháy bỏng, khi mới quyết định thành lập HTX thì rất nhiều người lo lắng sợ không có thành viên tham gia, không có vốn hoạt đồng và đặc biệt là không có đầu ra… Tuy nhiên được sự ủng hộ của các cấp chính quyền và tình yêu thổ cẩm bà vẫn quyết tâm thực hiện dự định.

“Ngày xưa, nghề dệt thổ cẩm này chỉ truyền lại cho con gái trong nhà, bí quyết gia truyền bị cấm không được truyền dạy cho người ngoài. Nhưng bây giờ, tôi sẵn sàng mang hết bí quyết gia truyền, những hiểu biết và kỹ năng truyền lại cho bất cứ ai ham muốn học hỏi.

Trước thì luật tục còn hà khắc chứ giờ cũng thoáng rồi, chứ cứ cổ hủ giữ nghề rồi mai một nghề thì tiếc lắm. Trong suốt bao nhiêu năm gắn bò với nghề, không biết tôi đã truyền dạy cho không biết bao nhiêu người”, bà Bà M’Lốp tâm sự.

Chị H’Nga (làng Đô 2, xã Gla) cho biết, tính đến nay đã gần 20 năm chị theo bà M’Lốp học nghề dệt thổ cẩm. Do sắp “bắt chồng” nên chị đang cố gắng dùng chính đôi bàn tay mình dệt lên những bộ váy áo truyền thống để mặc trong ngày hạnh phúc.

Riêng với M'Lơn (35 tuổi, con gái bà M'lốp) do được mẹ truyền dạy nên đã nối tiếp và phát triển nghề của mẹ. Khi đã học được hết tinh túy của nghề dệt từ mẹ của mình chị M'lơn đã xây dựng một xưởng dệt nhỏ để có thể làm ra những chiếc túi xách, ví, khăn choàng…bày bán ra thị trường.

Theo chị M’Lơn, hiện nay giá mỗi bộ váy áo thổ cẩm dao động từ 1-1,3 triệu đồng, tùy thuộc theo hoa văn, kích cỡ. Một túi xách, vật dụng hàng ngày có giá từ 100.000 – 300.000 đồng. Do đó nghề dệt thổ cẩm không chỉ lưu giữ nét đẹp truyền thống mà còn mang lại thu nhập cho người dân nơi đây.

ve tham lang tho cam gla
Những đồ thổ cẩm truyền thống với đủ chủng loại, màu sắc được bày bán. (Ảnh: Trang Anh)

Theo bà M’Lốp, HTX hiện nay với số lượng xã viên ngày càng tăng. Sản phẩm làm ra không chỉ có váy áo mà còn có những dụng cụ sinh hoạt tân thời như túi xách, ví, mũ, khăn choàng...Những sản phẩm tại đây vừa mang giá trị truyền thống vừa tìm tòi để bắt kịp xu thế hiện đại, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Không những thế, HTX còn là một điểm du lịch để tạo cầu nối cho thổ cẩm Gla đến gần hơn đến bạn bè nước ngoài.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Kim Anh, Chủ tịch xã Gla cho biết, HTX Nông nghiệp và Dệt thổ cẩm Gla được thành lập đã tạo ra nguồn thu nhập cho những người phụ nữ tại địa phương.

Bên cạnh đó, HTX cũng là nơi để giữ gìn và phát huy nét đẹp, nét truyền thống của người đồng bào Bahnar nơi đây.

Theo vị chủ tịch, thời gian tới đơn vị sẽ xin phép các cơ quan chức năng để mở tour du lịch kết nối các điểm du lịch của tỉnh, của huyện đến với làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm Gla.

ve tham lang tho cam gla Đắk Lắk: Dừng hợp tác thí điểm với trường 'ma' George Washington

Sau khi thành lập hội đồng để thẩm định 2 giáo trình chuẩn bị cho giai đoạn 2 hợp tác với trường quốc tế George ...

ve tham lang tho cam gla Lão nông phá 4.000 trụ tiêu trồng bơ mang lại thu nhập hơn 300 triệu đồng/năm

Khi phát hiện tiêu mắc bệnh, nhiều trụ chết khô, lão nông đã quyết tâm phá vườn tiêu thay thế vào đó là 400 gốc ...

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.