Vì sao đám cưới đưa dâu phải xem ngày?

Ngày cưới là ngày vui của cặp uyên ương và gia đình đôi bên. Để đám cưới thêm phần trọn vẹn, trong hôn lễ, nên cố gắng tránh những điều kiêng kị dưới đây.

 

1. Kiêng kị không tổ chức đám cưới vào năm Kim lâu

Khi chọn ngày cưới, cần phải có chính xác ngày sinh của cả 2 người nam và người nữ. Thường người ta dựa vào ngày sinh của người nữ (cô dâu) để chọn và tránh các ngày hung, ngày cát.

Quan niệm dân gian cho rằng, năm Kim lâu là năm mà cô dâu có số cuối trong tuổi âm là 1, 3, 6, 8. Tổ chức cưới hỏi vào năm này, cặp đôi sẽ khó tránh khỏi nhiều rủi ro trong cuộc sống sau này, hôn nhân dễ tan vỡ, vợ chồng bất hòa, khắc khẩu… Nếu vì nhiều lý do khách quan, không thể lùi ngày cưới sang năm sau, cặp đôi có thể đợi qua Đông Chí lựa ngày đẹp tiến hành hôn lễ.

2. Kiêng kị tổ chức đón dâu không chọn hoặc không đúng giờ hoàng đạo

Tổ chức đám cưới ngoài việc xem ngày giờ đẹp để làm hành lễ tại nhà trai, nhà gái, gia đình hai bên cần cẩn thận xem kĩ để lựa ra giờ hoàng đạo cho việc rước dâu, đưa dâu.

Nhà trai cần chủ động xuất phát vào đúng khung giờ hoàng đạo để đi đón dâu. Trước khi đi, không thể quên việc mời trưởng đoàn thắp hương thưa chuyện với tổ tiên, báo cáo về tổ chức hôn sự cho con cháu trong nhà.

vi sao dam cuoi dua dau phai xem ngay
(Ảnh: Phunutoday)

3. Kiêng kị cử hành hôn lễ vào ngày xấu

Đám cưới kiêng nhất là tổ chức sơ sài và không xem kĩ ngày giờ, tháng năm làm lễ. Trừ những trường hợp đặc biệt hoặc bất khả kháng ra, theo lệ người châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng, gia đình cần phải xem thật kĩ giờ giấc, ngày tháng hợp tuổi và cát tường nhất cho cặp đôi.

Có không ít trường hợp, sau này khi hôn nhân trục trặc, một trong hai người thường đổ cho việc, không cẩn thận xem ngày dẫn đến đời sống vợ chồng bất thuận, thiếu hòa khí hoặc bị rạn nứt.

4. Kiêng kị làm đám cưới khi gia đình có tang

Trước đây và đến nay ở nhiều nơi vẫn có quy định con cái mãn tang cha mẹ 3 năm, cháu nội ngoại mãn tang ông bà 1 năm mới được tổ chức hỷ sự.

Việc làm này là để tránh những bất lợi mà đám hiếu có thể đem lại cho đám hỉ, giảm thiểu sự xui rủi không cần thiết trong tâm linh. Một số trường hợp khi cô dâu đã có bầu, gia đình có thể linh động tổ chức cưới chạy tang. Khi ấy, gia đình họ hàng sẽ thấu hiểu phần nào, nhưng bản thân cặp đôi.

5. Rước dâu kiêng kị để mẹ cô dâu tham gia, đón dâu kiêng kị để mẹ chú rể xuất hiện ở cửa

Trong đoàn nhà trai rước dâu, thường người ta kiêng để mẹ cô dâu tham gia. Nguyên do là bởi một phần sợ cô dâu lưu luyến nhà đẻ, bịn rịn muốn thay đổi ý định, hoặc đòi quay lại nhà mình. Một số nơi con cho rằng, khi cô dâu đi cùng mẹ ruột thì vô tình sẽ tạo ra một “thế lực” không hay, có khả năng lấn át vai vế của người mẹ chồng sau này.

Ngược lại, khi cô dâu tới nhà chồng, nhiều nơi kiêng kị không để mẹ chồng xuất hiện ở cửa ngay những phút giây đầu tiên. Đa phần là thường để đến khi cô dâu chú rể làm lễ gia tiên tại nhà chồng xong, khi ấy mẹ chồng mới chọn thời điểm để lộ diện.

6. Cô dâu kiêng không xuất hiện trước giờ chú rể vào đón và tuyệt đối không ngoảnh đầu nhìn lại phía sau trong đám rước

Theo đúng phong tục dân gian, vào ngày tổ chức hôn lễn, khi nhà trai đến đón dâu, nhất định cô dâu phải ngồi yên trong phòng và đóng kín cửa, tuyệt đối không được để họ hàng bên nhà trai thấy mặt trước khi chú rể đích thân vào đón, trao hoa cưới và dẫn cô dâu ra chào họ hàng.

Trong đám rước dâu, kiêng kị cô dâu ngoảnh đầu nhìn lại phía sau, nhất là nhìn về nhà cha mẹ đẻ. Nhiều người cho rằng, nếu làm như vậy, sau này về làm dâu, cô gái sẽ khó lòng lo liệu chu toàn cho việc bên nhà chồng và dễ bịn rịn, quyến luyến với nhà đẻ.

7. Kiêng chuẩn bị bàn thờ gia tiên quá sơ sài

Trong đám cưới, bao giờ cũng có phần nghi thức cô dâu chú rể thắp hương trên bán thờ để thưa chuyện, báo cáo với tổ tiên. Chính vì thế vào ngày cưới, bậc làm cha mẹ hai bên cần chủ động chuẩn bị bàn thờ gia tiên đúng với nghi lễ, phép tắc của từng vùng miền.

Nên tránh bày biện quá sơ sài, cần chủ động lau dọn sạch sẽ ban thờ, và bày biện đủ hương đăng hoa quả cùng các vật phẩm, lễ vật cần có. Tối thiểu cũng cần có những món sau: gà luộc, xôi cúng, rượu cúng, hoa quả và vàng mã…

vi sao dam cuoi dua dau phai xem ngay
(Ảnh: Phunutoday)

8. Kiêng kị chưa làm lễ ăn hỏi đã tổ chức đám cưới

Theo phong tục dân gian, đây là phần kiêng kị dành riêng cho phía nhà gái. Thường ngày cưới cô dâu chú rể và bậc bề trên sẽ tham khảo và ấn định sau khi có sự đồng thuận của cả hai bên, theo trình tự dạm ngõ, ăn hỏi rồi mới đến tổ chức đám cưới. Trong ngày ăn hỏi, nhà trai và nhà gái sẽ thống nhất với nhau lần cuối về thời gian, ngày giờ chính xác để tổ chức hôn sự.

Nhà trai có thể mời cưới trước khi đám hỏi diễn ra nhưng nhà gái chỉ được đi mời đám sau khi có lễ vật ăn hỏi nhà trai mang tới để tránh bị cười chê là “chưa ai hỏi mà đã cưới”.

Ngày nay, để tiết kiệm thời gian cùng chi phí, với các cặp gia đình dâu rể khoảng cách địa lý xa xôi cách trở thường sẽ bố trí ngày làm đám hỏi và đám cưới liền nhau, nên nhà gái cũng khó tránh khỏi việc đi mời trước khi làm lễ ăn hỏi.

9. Kiêng kị để cô dâu đang mang bầu vào nhà qua cửa chính

Cô dâu đang mang bầu (có thai trước khi cưới) dù là được nhà chồng hoan nghênh hay không, sau lễ đón dâu khi về nhà chồng cũng không được bước vào nhà từ cửa chính, mà buộc phải đi từ cửa hậu hoặc mọt bên nhà. Việc này là bởi, xưa nay ông cha ta quan niệm, với gia đình làm ăn kinh doanh, cô dâu có bầu nếu đi vào từ cửa chính thì việc kinh doanh, làm ăn buôn bán của nhà chồng sẽ bị ảnh hưởng xấu.

10. Phòng tân hôn kiêng để người “nặng vía” bước vào

Phòng tân hôn là nơi vợ chồng mới cưới bắt đầu cuộc sống gia đình của riêng mình sau này. Nhiều nơi đến nay vẫn duy trì phong tục không để cho người hiếm muộn, người đang chịu tang, người có hôn nhân tan vỡ hoặc phụ nữ có thai, đàn bà góa chồng xuất hiện ra vào phòng tân hôn trước đám cưới. Quan niệm này là để tránh những điều không may mắn, bất lợi ảnh hưởng tới cuộc sống sau này của cặp uyên ương.

vi sao dam cuoi dua dau phai xem ngay
(Ảnh: Sohu)

11. Kiêng kị đồ có từ trường không thuận xuất hiện trong phòng tân hôn

Theo quan niệm dân gian, những đồ vật này bao gồm các loại vũ khí, binh khí, đồ có mũi sắc nhọn (như dao kéo, kiếm gươm phong thủy), hình ảnh gợi lại chuyện tình cảm cũ, các đồ vật cũ hỏng, các loại cây có gai (xương rồng). Chúng đều là những vật có từ trường không tốt, dễ tạo là không gian bất hòa, bất thuận trong phòng ngủ, ảnh hưởng xấu tới đời sống hôn nhân.

12. Kiêng kị đón dâu quên không rải kim và tiền lẻ, gạo muối, cau trầu dọc đường

Khi xe đón dâu đi qua ngã rẽ (ngã ba, ngã bảy, ngã năm) và đi qua cầu, cô dâu nhớ phải vứt các bao gạo, túi muối và tiền lẻ xuống. Phong tục dân gian được duy trì đến tận bây giờ với hàm ý, đoạn đường sắp tới của cặp uyên ương sẽ luôn được suôn sẻ, giàu sang...

13. Kiêng kị để xảy ra đổ vỡ trong đám cưới

Trong ngày cử hành hôn lễ ở hai nhà, mọi người đều cần chú ý khéo léo để sao không xảy ra đổ vỡ như vỡ cốc, vỡ gương hoặc thậm chí là gãy đũa để tránh tạo điềm xấu cho hôn sự.

Có thờ có thiêng, có kiêng có lành, nhiều người lo sợ rằng, đám cưới mà xảy ra những chuyện xui xẻo này về sau hôn nhân của cặp vợ chồng ấy dễ gặp cảnh chia ly hoặc không suôn sẻ, bất hòa, cãi vã.

chọn
Công ty liên kết của PC1 gom hơn 600 ha đất công nghiệp
Từ tháng 7 đến nay, Western Pacific đã được chấp thuận đầu tư 3 khu công nghiệp hơn 600 ha ở Bắc Giang và Hà Nam. Theo đánh giá của SSI, điểm nhấn bất động sản năm 2024 của PC1 sẽ xoay quanh việc phát triển các dự án mới từ Western Pacific.