Đường Nguyễn Hữu Cảnh (phường 22, quận Bình Thạnh, TP HCM) dài hơn 3 km, đưa vào sử dụng năm 2002 nhưng nhanh chóng lún sụt và thành "rốn ngập". Sau cơn mưa đầu mùa vào ngày 7-5, nhiều vị trí trên đường này ngập sâu đến nửa mét.
Ông Nguyễn Văn Dũng (ngụ phường 22, quận Bình Thạnh) cho biết: "Nhiều đêm phải thức để tát nước ra khỏi nhà. Bàn ghế hư hỏng còn việc buôn bán ế ẩm. Mới đây, có máy bơm thì đỡ hơn nhưng chưa biết mùa mưa năm nay sẽ thế nào".
Đường Nguyễn Hữu Cảnh nước ngập lênh láng sau cơn mưa chiều 7/5. |
Năm 2009, UBND TP chấp thuận chủ trương chỉ định Tổng Công ty Xây dựng số 1 (CC1) sửa chữa tuyến đường này để bảo đảm an toàn giao thông cũng như chống ngập.
Sau đó, CC1 tổ chức nghiên cứu dự án với mục tiêu xử lý lún nền, nâng cao mặt đường, cải tạo và xây dựng mới hệ thống thoát nước bảo đảm hết ngập cho toàn tuyến. Dù vậy, phải chờ đến năm 2015 thì dự án mới được thông qua chủ trương đầu tư và được TP bố trí vốn chuẩn bị đầu tư nhưng đến nay vẫn chưa thấy rục rịch.
Gần đây nhất, Tập đoàn Vingroup đề xuất ứng kinh phí khoảng 527 tỉ đồng cho TP (không tính lãi) để thực hiện dự án. Trong nhiều năm qua, khu vực trước tòa nhà The Manor và khu dân cư Saigon Pearl phải nhờ đến máy bơm công suất 3.000 m3/giờ của Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước TP giải cứu nhưng vẫn chưa hiệu quả như kỳ vọng.
Trong mùa mưa năm ngoái, Công ty CP Tập đoàn Công nghiệp Quang Trung đã vận hành thí điểm "máy bơm khủng" để chống ngập cho đường này. Sau 13 lần vận hành thì có 11 lần thành công.
Ngày 19/4, UBND TP ký hợp đồng thuê dịch vụ chống ngập của tập đoàn này nhưng người dân vẫn lo lắng. Ngày 8/5, ông Nguyễn Tăng Cường, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Công nghiệp Quang Trung, cho biết đường này chỉ ngập trong lúc mưa, vẫn trong giới hạn cho phép và nếu ngập trong mưa thì không nằm trong phạm vi hợp đồng, còn máy bơm thì vẫn chống ngập hiệu quả.
Lý giải vì sao đường Nguyễn Hữu Cảnh ngập từ nhiều năm qua, đại diện Sở Giao thông Vận tải TP thông tin do hệ thống thoát nước nằm trong khu vực có nền đất yếu và lún cục bộ gây đứt mối nối, bồi lắng bùn cát làm mất khả năng thoát nước.
Bên cạnh đó, lưu vực thoát nước của đường này là 29,4 ha nên nếu chiếu theo tần suất 5 năm mưa lớn một lần thì cần cống hộp có tiết diện rộng 2,5 m nhưng cống hiện hữu chỉ có 1,5 m. Do đó, cần có máy bơm để bơm cưỡng bức lượng nước dồn ứ ra sông. Máy bơm chỉ là giải pháp tạm thời và sắp tới TP sẽ nâng cấp đường này để chống ngập.
Chưa áp dụng các công nghệ mới Kỹ sư Hà Ngọc Trường, Phó Chủ tịch Hội Cầu - Đường - Cảng TP, cho biết nguyên nhân khiến một số đoạn đường Nguyễn Hữu Cảnh ngập là do hệ thống thoát nước hư hỏng nặng, không thể duy tu. Thêm nữa là nền đường lún sâu gây nứt gãy hệ thống thoát nước. Một trong những nguyên nhân lún là do thời điểm xây dựng chưa áp dụng các công nghệ mới nhằm xử lý triệt để khả năng lún nền đường. Do đó, giải pháp căn cơ là cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước kết hợp gia cố nền đường và nâng mặt đường lên. |
Đường Sài Gòn ‘biến’ thành sông sau cơn mưa lớn
Sau cơn mưa lớn kéo dài nhiều giờ, các tuyến đường trên địa bàn TP HCM biến thành sông, nhiều người dân phải lội bì ... |
Doanh nghiệp đề xuất trả tiền thuê 'siêu máy bơm' 12 tỉ đồng cho TP.HCM
Một doanh nghiệp xin tài trợ toàn bộ kinh phí thuê máy bơm thông minh chống ngập đường Nguyễn Hữu Cảnh 12 tỉ đồng/năm, đổi ... |
'Siêu máy bơm' đường Nguyễn Hữu Cảnh chưa hoạt động vì trục trặc không ai ngờ tới
Sau 4 ngày ngưng hoạt động máy bơm, Trung tâm chống ngập TP.HCM vẫn chưa bàn giao hệ thống cống nước đường Nguyễn Hữu Cảnh ... |