Vì sao đường sắt Cát Linh - Hà Đông vẫn chưa thể khai thác dịp 30/4 và 1/5?

Từ đầu tháng 4/2021 đến nay, Ban Quản lý dự án Đường sắt và Công ty Metro Hà Nội đã hoàn thành việc bàn giao hồ sơ tài liệu, hoàn thành công tác kiểm đến tài sản dự án tại hiện trường.
Vì sao đường sắt Cát Linh - Hà Đông vẫn chưa thể khai thác dịp 30/4 và 1/5? - Ảnh 1.

Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông có chiều dài tuyến đi trên cao là 13,5 km (từ Cát Linh đi Hà Đông). (Ảnh: Huy Hùng - TTXVN).

Đại diện lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải vừa thông tin, ngày 29/4, Tư vấn đánh giá độc lập về an toàn hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông (Liên danh tư vấn ACT, Pháp) đã cấp chứng chỉ an toàn cho dự án này. 

Ngay sau khi có chứng nhận an toàn, Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương hoàn thiện báo cáo nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng đưa vào sử dụng công trình của chủ đầu tư và gửi bổ sung tới Hội đồng Kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng.

Dự kiến sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Hội đồng sẽ có xem xét, đánh giá cuối cùng để ra thông báo chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư. 

Thông tin về tổng thể tiến độ dự án, Bộ Giao thông Vận tải cho hay, hiện dự án đã hoàn thành việc xây dựng, lắp đặt thiết bị.

Từ đầu tháng 4/2021 đến nay, Ban Quản lý dự án Đường sắt (đại diện chủ đầu tư) và Công ty Metro Hà Nội (đơn vị tiếp nhận dự án) đã hoàn thành việc bàn giao hồ sơ tài liệu, hoàn thành công tác kiểm đến tài sản dự án tại hiện trường.

Bộ Giao thông Vận tải đã phối hợp với UBND TP Hà Nội trong việc tiếp nhận dự án và hoàn thiện các giải pháp xử lý đối với những khuyến cáo của Tư vấn đánh giá an toàn hệ thống (Liên danh tư vấn ACT, Pháp).

Trong thời gian chờ kết quả đánh giá của tư vấn đánh giá độc lập về an toàn hệ thống đường sắt Cát Linh - Hà Đông, ngày 26/4 vừa qua, Bộ Giao thông Vận tải đã có báo cáo Hoàn thành thi công công trình xây dựng dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông gửi Hội đồng Kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng.

Thông báo của Hội đồng kiểm tra nhà nước là cơ sở quan trọng để Bộ Giao thông Vận tải và UBND TP Hà Nội, Tổng thầu Trung Quốc tiến hành hoàn tất thủ tục bàn giao dự án để đưa vào vận hành, khai thác.

Trước đó, đầu tháng 4/2021, Bộ Giao thông Vận tải và UBND TP Hà Nội đã xây dựng kịch bản triển khai các nhiệm vụ còn lại của công việc và báo cáo Thủ tướng Chính phủ dự kiến đưa dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông vào khai thác dịp 30/4 - 1/5/2021.

Theo Bộ Giao thông Vận tải, trong một tháng vừa qua, Bộ Giao thông Vận tải, UBND TP Hà Nội, Ban Quản lý dự án Đường sắt và các cơ quan, cá nhân liên quan đã hết sức nỗ lực để có thể hoàn thành mục tiêu trên.

Hiện nay các điều kiện kỹ thuật của dự án đã đảm bảo có thể vận hành; tuy nhiên các hồ sơ, thủ tục nghiệm thu còn phụ thuộc vào quy trình kiểm tra, xem xét và đánh giá kết quả thực hiện của Tư vấn ACT và Hội đồng Kiểm tra nhà nước, dẫn đến mốc thời gian trên không đạt được như mong muốn.

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông có tuyến chính dài hơn 13 km đi trên cao, 12 nhà ga và 13 đoàn tàu.

Mỗi đoàn tàu có 4 toa, sức chở hơn 900 người, vận tốc thiết kế 80 km/h và vận tốc khai thác thương mại trung bình 35 km/h. Dự án có tổng mức đầu tư sau điều chỉnh là 886 triệu USD (hơn 20.000 tỷ đồng).

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.