Vì sao hành vi nói xấu bị phạt tới 5 triệu đồng?

Một bác sĩ ở Thừa Thiên Huế đăng thông tin trên mạng xã hội facebook nêu quan điểm về ngành y và cá nhân Bộ trưởng Bộ Y tế. Bác sỹ này sau đó bị phạt 5 triệu, vì sao?

Ngày 19-10, ông Nguyễn Huy Hiển - Phó giám đốc Sở Thông tin Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, theo đề nghị của Bộ Y tế, đơn vị đã ra quyết định xử phạt 5 triệu đồng đối với bác sĩ Hoàng Công Truyện - Phó trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu thuộc Trung tâm Y tế huyện Phong Điền.

Ngày 14-7, trên trang Facebook cá nhân, bác sĩ Hoàng Công Truyện đưa nội dung “khuyên” bà Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Y tế nên nghỉ, chê Bộ trưởng không về cơ sở, yếu kém công tác tham mưu vấn đề an ninh ở bệnh viện..., kèm theo đó là hình ảnh Bộ trưởng.

Một ngày sau, Bộ Y tế khẳng định nội dung trên là bôi nhọ, gây mất uy tín, xúc phạm nhân phẩm, danh dự người đứng đầu ngành Y; ảnh hưởng uy tín ngành nói chung và tạo dư luận xấu, gây hoang mang, giảm sút niềm tin của người dân với cá nhân bộ trưởng nói riêng. Vì vậy, Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế Thừa Thiên – Huế phối hợp với CA tỉnh khẩn trương xác minh thông tin chủ tài khoản Facebook.

Sở Thông tin Truyền thông và Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên – Huế sau đó đã làm rõ chủ tài khoản Facebook là bác sĩ Hoàng Công Truyện.

vi sao hanh vi noi xau bi phat toitoi 5 trieu dong
Tự do ngôn luận phải đi kèm với trách nhiệm và nghĩa vụ nhất định (Ảnh: Internet)

Bác sĩ Truyện đã làm bản kiểm điểm, giải trình sự việc. Sau khi xem xét và được sự nhất trí của lãnh đạo Sở Y tế Thừa Thiên – Huế, Trung tâm Y tế huyện Phong Điền ra quyết định kỷ luật khiển trách bác sĩ Hoàng Công Truyện vào ngày 15-8.

Vậy câu hỏi đặt ra là, bác sĩ Truyện đăng tải ý kiến trên trang facebook cá nhân bày tỏ quan điểm cá nhân là quyền tự do ngôn luận, cớ sao lại bị phạt?

Trên thực tế, các điều luật cụ thể đã khẳng định và bảo vệ quyền tự do ngôn luận của công dân. Người dân có quyền tự do bày tỏ quan điểm của mình.

Tuy nhiên, quyền tự do ngôn luận vẫn phải đi kèm với những trách nhiệm và nghĩa vụ nhất định, chứ không phải tự do ngôn luận là thích nói gì thì nói, ảnh hưởng tới ai và hậu quả ra sao thì không cần quan tâm.

Những điều kiện đi kèm cũng đã được cụ thể hoá trong Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự.

Ngay tại Điều 19 Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam là quốc gia thành viên cũng nêu rất rõ và chi tiết.

Tại Khoản 1 Điều 19: "Mọi người có quyền giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp"

Khoản 2 diễn giải rõ hơn về quyền này: "Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ".

Còn tại Khoản 3 thì khẳng định: "Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để:

a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác,

b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội".

Ở trường hợp trên, khi đăng tải bài viết trên trang facebook cá nhân, ngoài việc bày tỏ quan điểm của mình, bác sĩ Truyện còn đề cập đến cá nhân và đăng tải hình ảnh của Bộ trưởng Y tế với những thông tin mà Bộ Y tế cho rằng "xúc phạm danh dự, uy tín Bộ trưởng".

Cá nhân vị bác sĩ đã thừa nhận sai phạm, cơ quan chức năng cũng kết luận vị bác sĩ đã bày tỏ quan điểm cá nhân nhưng "làm ảnh hưởng đến uy tín người khác". Và đó cũng là lý do bác sĩ Truyện bị xử phạt 5 triệu đồng với vi phạm của mình.

Đây cũng là kinh nghiệm cho nhiều người khác khi sử dụng, đăng tải thông tin trên mạng xã hội để thực hiện quyền tự do ngôn luận, thì cũng luôn phải nhớ những trách nhiệm và nghĩa vụ đi kèm, để không vô tình trở thành người vi phạm pháp luật.

Quang Khởi

chọn
Khu đô thị chậm triển khai hơn chục năm ở Đà Lạt tăng vốn gấp 21 lần, hẹn hoàn thành vào 2029
Khu đô thị mới số 6 Trại Mát tại phường 11, TP Đà Lạt được cấp chứng nhận đầu tư từ 2007, nhiều năm sau đó chậm triển khai do vướng GPMB. Đầu năm 2023, dự án này được khởi công, đến cuối 2023 đã điều chỉnh vốn từ 167 tỷ đồng lên hơn 3.500 tỷ đồng.