Vì sao Thủ tướng không chọn mở rộng Tân Sơn Nhất về phía Bắc?

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quyết định chọn phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía Nam và Bắc với công suất 50 triệu hành khách/năm.

Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ hôm qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quyết định chọn phương án mở rộng, nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất về phía Nam và Bắc với công suất 50 triệu hành khách/năm.

Theo báo cáo của Bộ GTVT, kết quả nghiên cứu, mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất do công ty tư vấn ADP-I (Pháp) thực hiện khảo sát, thu thập số liệu, đánh giá lại hiện trạng sân bay Tân Sơn Nhất và đề xuất 6 phương án mở rộng.

vi sao thu tuong khong chon mo rong tan son nhat ve phia bac

Các chuyên gia tư vấn ADP-I báo cáo phương án mở rộng quy hoạch sân bay Tân Sơn Nhất do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì ngày 21/12/2017. Ảnh: Xuân Tuyến

Mở rộng về phía Bắc chi phí sẽ rất lớn, triển khai chậm

Phương án 1 mở rộng về phía Bắc đạt công suất 70 triệu HK/năm, với các công trình chính gồm: Xây dựng đường cất hạ cánh dài 2.600m x 45m cùng hệ thống đường lăn, sân đỗ tàu bay đồng bộ; nhà ga hành khách công suất 40 triệu HK/năm.

Phương án 2 mở rộng về phía Bắc đạt công suất 50 triệu HK/năm, với các công trình chính gồm: Xây dựng nhà ga hành khách công suất 20 triệu HK/năm; xây dựng hệ thống đường lăn và sân đỗ tàu bay.

4 phương án mở rộng về phía Nam và phía Bắc, với các công trình chính gồm: Xây dựng nhà ga hành khách công suất 20 triệu HK/năm phía Nam cùng hệ thống đường lăn, sân đỗ tàu bay đồng bộ.

Công ty tư vấn đã xây dựng một bộ tiêu chí để đánh giá ưu, nhược điểm của từng phương án. Từ đó kiến nghị không lựa chọn phương án mở rộng về phía Bắc với công suất 70 triệu HK/năm vì diện tích GPMB rất lớn (61,37 ha, chưa bao gồm tĩnh không đầu đường cất hạ cánh khoảng 73,3 ha).

Phương án này cũng làm chi phí xây dựng rất lớn, tiến độ triển khai chậm, tác động môi trường lớn vì dự kiến khu vực ảnh hưởng tiếng ồn được mở rộng gấp gần 2 lần so với các phương án khác. Không những vậy, phương án này còn làm giảm năng lực khai thác khu bay, không thuận tiện trong dây chuyền phục vụ hành khách.

Đơn vị tư vấn cũng kiến nghị không lựa chọn phương án mở rộng về phía Bắc đạt công suất 50 triệu HK/năm vì diện tích GPMB lớn, chi phí xây dựng lớn, tiến độ triển khai chậm (khoảng 5-7 năm). Ngoài ra, việc khai thác dây chuyền hàng không là không thuận lợi, làm giảm năng lực khai thác khu bay.

Phục vụ tối thiểu 50 triệu hành khách/năm

Đơn vị tư vấn kiến nghị lựa chọn phương án 3, mở rộng về phía Nam và Bắc với công suất 50 triệu HK/năm. Lý do là phương án này sẽ đảm bảo tiến độ xây dựng các hạng mục công trình thiết yếu, chi phí xây dựng thấp hơn, thuận tiện cho quy trình quản lý điều hành bay, đảm bảo quy trình khai thác kết nối giữa các nhà ga và quy trình cung cấp dịch vụ mặt đất cho các đơn vị.

Khi triển khai phương án này, khu bay sẽ được nâng cấp để đảm bảo có thể khai thác với tần suất 57 lượt cất hạ cánh/giờ, tương đương 50 triệu HK/năm. Khu hàng không dân dụng sẽ tiến hành xây dựng nhà ga hành khách T3 với diện tích sàn khoảng 200.000m2 đạt công suất 20 triệu HK/năm.

Về tiến độ triển khai và phân kỳ đầu tư (chưa bao gồm thời gian GPMB), dự kiến giai đoạn 1 sẽ xây dựng các công trình khu bay gồm hoàn thiện lại đường cất hạ cánh 25L, xây mới hệ thống đường lăn song song, đường lăn nối, đường lăn vòng; xây dựng nhà ga T3, mở rộng sân đỗ tàu bay với thời gian thi công 2-3 năm.

Trong giai đoạn này có thể xây dựng ngay một phần nhà ga hành khách T3 (công suất đạt khoảng 10-15 triệu HK/năm) tại khu vực khoảng 16,37ha đất quân sự đã được Bộ Quốc phòng thống nhất bàn giao cho Bộ GTVT.

Giai đoạn 2 sẽ mở rộng nhà ga hành khách (công suất đạt 20 triệu HK/năm) và sân đỗ tàu bay phía Nam (106 vị trí đỗ). Mở rộng khu nhà ga hàng hóa, khu logistics và các công trình dịch vụ hàng không khác tại khu phía Bắc.

Sau quá trình cân nhắc thận trọng, khách quan, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhất trí với đề xuất của đơn vị tư vấn, quyết định lựa chọn phương án 3 mở rộng về phía Nam và phía Bắc với công suất 50 triệu HK/năm.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, sau khi mở rộng, sân bay Tân Sơn Nhất sẽ có khả năng phục vụ tối thiểu 50 triệu HK/năm. Đây cũng là sân bay lưỡng dụng, phục vụ cho cả dân dụng lẫn quân sự và được sử dụng lâu dài cùng với sân bay Long Thành, dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 2025.

Thủ tướng cũng giao UBND TP.HCM chủ động trong quy hoạch và đầu tư nâng cấp hạ tầng giao thông xung quanh sân bay để tránh xảy ra ùn tắc giao thông nghiêm trọng hơn sau khi được mở rộng.

Thủ tướng ghi nhận và đánh giá cao Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và Bộ GTVT đã chỉ đạo quyết liệt việc thuê tư vấn độc lập để xây dựng và lấy ý kiến rộng rãi của các nhà khoa học và người dân; đánh giá cao công ty tư vấn đã nghiên cứu một cách khoa học, kỹ lưỡng, bài bản về việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất.

vi sao thu tuong khong chon mo rong tan son nhat ve phia bac Thủ tướng quyết định mở rộng Sân bay Tân Sơn Nhất về phía Nam

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa có quyết định mở rộng Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất về phía Nam theo phương ...

vi sao thu tuong khong chon mo rong tan son nhat ve phia bac Thủ tướng quyết định phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quyết định sẽ thực hiện mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất theo phương án của Công ty Tư vấn ...

vi sao thu tuong khong chon mo rong tan son nhat ve phia bac Cựu phi công đề nghị mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía Đông

Cựu phi công Mai Trọng Tuấn đề nghị mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía Đông thay vì phía Bắc hoặc Nam.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.