Vì sao tin đồn thất thiệt lại hấp dẫn người dùng trên mạng xã hội?

Những tin đồn thất thiệt thường thu hút người dùng hơn là những tin tức chính thống. Vì sao?

Hàng ngày, mỗi người trong chúng ta đều được tiếp nhận rất nhiều những thông tin "thật giả lẫn lộn" từ nhiều nguồn khác nhau trên các phương tiện truyền thông, đặc biệt là từ các mạng xã hội.

Và trong thực tế, một nhóm nghiên cứu đến từ Viện Đại học Columbia đã chỉ ra rằng tốc độ lan truyền của những thông tin sai lệch là ngang bằng so với những tin tức có độ chính xác cao.

Gần đây, Facebook hay Google đã thực hiện một số hành động hết sức thiết thực như hạn chế việc quảng cáo của các tài khoản giả mạo. Đây là một hướng đi hoàn toàn đúng đắn, tuy nhiên nó cũng không thể giúp ngăn chặn hết được những mặt tiêu cực khác mà các nguồn tin giả mạo này đang ảnh hưởng đến đời sống của chúng ta.

Lợi dụng truyền thông xã hội

Một nghiên cứu được thực hiện từ 10 năm trước đây cho biết, phần lớn (72%) sinh viên sẽ không hề nghi ngờ gì mà sẵn sàng click vào bất cứ đường link nào bạn bè mình gửi tới. Thậm chí họ cũng chẳng ngần ngại mà "khai báo" hết những thông tin cá nhân của mình trên đó. Điều này cho thấy cư dân mạng đã dễ tin người như thế nào.

Và 10 năm sau, vẫn có rất nhiều những trang web được lập ra nhằm lan truyền các chương trình xã hội (giả mạo), tin đồn và thông tin không chính xác nhằm thu lợi từ tiền quảng cáo trên đó. Tuy tất cả chỉ là "dối lừa" nhưng nó lại hoàn toàn có thể tạo ra những ảnh hưởng rất thực tế đến "thế giới ảo" ngày nay.

Để ngăn chặn điều này, một công cụ mang tên BotOrNot được phát triển và đã phát hiện ra một số điều "khuất tất" trong chiến dịch thuyết phục của phong trào Brexit. Cũng nhờ BotOrNot, một phần lớn các cuộc trò chuyện trực tuyến với chủ đề về cuộc bầu cử (Tổng thống Mỹ) năm 2016 đã bị phát hiện rằng được thực hiện bởi các chương trình máy tính chứ không phải bởi con người thực sự.

Hình ảnh trên là một ví dụ cụ thể: những điểm chấm trong ảnh thể hiện việc các tài khoản Twitter đăng bài sử dụng hashtag #SB277 khi nói về điều luật tiêm vắc-xin của California trước đây.

Trong đó, những chấm lớn là các tài khoản đã tweet (đăng bài) nhiều hơn, những chấm đỏ là các tài khoản tự động được lập trình sẵn, còn chấm xanh mới thực sự là tài khoản do con người điều khiển.

Tạo ra những "bong bóng" thông tin

Mạng lưới thông tin xã hội hiện nay đã trở nên vô cùng phức tạp, chính vì thế chúng ta rất dễ bị "thao túng" bởi các thông tin sai lệch. Đặc biệt là những thông tin đó rất dễ dàng được lan truyền trong phạm vi các nhóm nhỏ hay còn được gọi là "bong bóng" thông tin.

Mỗi nhóm nhỏ này sẽ phù hợp với một loại thông tin khác nhau, do vậy những thành viên trong nhóm luôn tin tưởng vào nguồn thông tin mình được tiếp nhận mà không hề "điều tra" tính xác thực của nó. Một trong những hệ quả xảy ra đó là có những người sẽ chia sẻ bài viết nào đó chỉ vì tiêu đề nghe "xuôi tai" trong khi chưa hề đọc nội dung của bài viết đó.

Các bài viết được chia sẻ trong các nhóm nhỏ có khả năng "thu phục lòng người" tốt hơn.

Sự trợ giúp của các thuật toán

Các trang mạng xã hội đã sử dụng thuật toán đặc biệt giúp loại bỏ những bài đăng không liên quan tới người dùng. Tuy nhiên, các nguồn thông tin chính xác và cả không chính xác đều luôn nhận được sự chú ý ngang nhau từ phía "cư dân mạng".

Thế nhưng luôn có 2 cách phản ứng khác nhau khi gặp phải một trò lừa đảo: một số người sẽ tin và chia sẻ nó đi ngay lập tức, còn những người khác sẽ đi kiểm chứng trước khi có bất cứ phản ứng nào.

Những người cẩn thận đi kiểm tra lại sự thật sẽ khiến các trò lừa đó không bị phát tán, ngược lại, những người "nhẹ dạ cả tin" sẽ giúp chúng lan rộng và tồn tại được lâu hơn trên thế giới mạng.

Rất nhiều người đã và đang "ra tay" để tìm những biện pháp khắc phục điều này. Ví dụ như đội ngũ điều hành Facebook đang cho chạy thử nghiệm một số lựa chọn tiềm năng, hay như một nhóm sinh viên khác đã đưa ra cách đơn giản để đánh dấu những đường link "được kiểm chứng".

Những hệ thống có trí tuệ nhân tạo như thế vẫn chưa thể có khả năng phân biệt giữa "thật" và "giả", thế nhưng nó cũng phần nào giúp chúng ta tiếp cận nhiều hơn tới những nguồn tin chính xác.

Sự lan toả của những thông tin sai lệch

Để có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến này, chúng ta cần hiểu được cụ thể những nguồn tin không chính xác đó đã hoạt động với phương thức như thế nào.

Một hệ thống có tên Hoaxy đang được xây dựng nhằm theo dõi cách thức hoạt động của các thông tin sai lệch được lan toả rộng rãi, từ đó đưa ra những dữ liệu cũng như thông báo tới các trang mạng xã hội khi cần thiết.

Bên cạnh đó, Hoaxy cũng có thể cho mọi người thấy những ý kiến cá nhân họ đưa ra đều dễ bị "bóp méo" như thế nào và đôi lúc chúng ta đang chia sẻ những thông tin sai lệch mà không hề hay biết.

Những nhà phát triển sẽ cần phải có một thời gian dài nữa cũng như những nỗ lực, sự hợp tác bền vững để có thể đưa ra được giải pháp giải quyết triệt để vấn đề thông tin sai lệch như hiện nay.

10 video âm nhạc hot nhất Youtube năm 2016

Youtube đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống âm nhạc của chúng ta. Bạn có thể biết một ca khúc ...

Instagram đang ngày trở nên giống Facebook, người dùng sắp mất nơi 'sống ảo'

Việc chuyển mình để trở nên ngày càng giống Facebook, Instagram sẽ dần mất đi sự "riêng tư" mà trước nay nhiều người dùng ưa ...

5 cài đặt bảo mật bạn cần lưu tâm khi sử dụng Facebook

Nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn về tính bảo mật của tài khoản Facebook của mình, hãy thử tham khảo những tùy chọn dưới ...

chọn
Vinaconex: Bán một phần Cát Bà Amatina nếu giá tốt, lãi thêm 275 tỷ từ dự án 93 Láng Hạ
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, ban lãnh đạo Vinaconex đã cập nhật tiến độ, tình hình kinh doanh tại một số dự án bất động sản như Cát Bà Amatina, KCN Đông Anh và Green Diamond.