Vì sao Việt Nam chưa cấm thịt nóng dù nguy cơ mất an toàn?

Việt Nam đang tạo hành lang để phát triển phân khúc thịt mát nhưng chưa cấm tiêu thụ thịt nóng (thịt vừa giết mổ) có nhiều nguy cơ mất an toàn thực phẩm

Chợ bẩn, thịt khó sạch!

Thông tin trên được ông Nguyễn Như Tiệp – Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) khẳng định với phóng viên bên lề hội thảo "Góp ý Tiêu chuẩn quốc gia về thịt mát" đối với mặt hàng thịt lợn (heo) tổ chức ngày 10-8 tại TP HCM.

Theo ông Nguyễn Như Tiệp, việc đưa ra tiêu chuẩn thịt mát nhằm hỗ trợ hành lang pháp lý để phát triển thêm phân khúc thịt heo chất lượng cao chứ không phải làm hàng rào kỹ thuật loại bỏ dạng thịt nóng đang tiêu thụ phổ biến hiện nay trên thị trường.

vi sao viet nam chua cam thit nong du nguy co mat an toan

Thói quen chuộng thịt nóng của người Việt khiến việc kiểm soát an toàn thực phẩm gặp khó

"Hiện nay, chúng ta vẫn chưa thể đưa ra lộ trình loại bỏ mặt hàng thịt nóng nhưng sẽ tạo cơ chế chính sách để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư và phát triển thịt mát với giá hợp lý.

Tôi tin rằng sản phẩm chất lượng cao, an toàn, giá hợp lý thì người tiêu dùng sẽ ủng hộ.

Thịt mát tăng thị phần đồng nghĩa với việc thịt nóng sẽ giảm.

Việc ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn phải dựa trên cơ sở khoa học, thông lệ quốc tế và điều kiện phát triển kinh tế xã hội từng giai đoạn chứ không thể áp đặt ý chí chủ quan" – ông Tiệp phân tích.

Theo TS Trần Đăng Ninh, Giám đốc Trung tâm Kiểm nghiệm và Tư vấn chất lượng Nông lâm thủy sản, trưởng ban soạn thảo tiêu chuẩn về thịt mát, hiện nay Việt Nam là một trong số ít các quốc gia trên thế giới còn sử dụng thịt nóng (warm meat).

Đây là loại thịt dễ bị giảm chất lượng sau khi giết mổ do không kiềm hãm được sự hoạt động của vi sinh vật, khó kiểm soát tình trạng an toàn vệ sinh. S

ố liệu giám sát trên diện rộng những năm gần đây cho thấy mặt dù mẫu vi phạm có giảm nhưng tỉ lệ vi phạm về chỉ tiêu E.Coli (gây bệnh tiêu chảy), Salmonella (gây bệnh thương hàn) còn ở mức tương đối cao.

Thịt mát là sản phẩm được tiêu thụ phổ biến tại các quốc gia tiên tiến trên thế giới như: châu Âu, Mỹ, Canada,… và là xu hướng mới tại thị trường Việt Nam.

Nhờ áp dụng chuỗi sản xuất lạnh từ giết mổ, bảo quản, pha lóc, đóng gói giúp thịt mát có thể tươi ngon từ 7-15 ngày thay vì sử dụng ngay trong ngày như thịt nóng hiện nay.

Việt Nam hiện là nước đứng thứ 7 thế giới về sản lượng thịt heo trên thế giới nhưng vẫn chưa có nhà máy sản xuất thịt mát đúng nghĩa.

Theo dự thảo về thịt mát, sản phẩm đạt tiêu chuẩn thịt mát phải tuân thủ quy trình nghiêm ngặt về nguyên liệu, quá trình giết mổ xong phải đưa vào làm lạnh ngay đạt nhiệt độ từ 0 độ C đến 4 độ C và ủ trong thời gian từ 16 – 24 giờ.

Quá trình vận chuyển, bảo quản, bày bán thịt mát cũng yêu cầu phải bảo đảm nhiệt độ từ 0 độ C đến 4 độ C.

vi sao viet nam chua cam thit nong du nguy co mat an toan Giá thịt lợn nhập khẩu rẻ bằng nửa trong nước, có thể gây bất ổn tới ngành chăn nuôi

Bình quân, giá mỗi kg thịt lợn nhập khẩu tương đương 26.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá lợn hơi trong nước đang ở mức từ ...

vi sao viet nam chua cam thit nong du nguy co mat an toan Thịt lợn mát sẽ thay thế dần thịt lợn tươi sống

Việt Nam cũng là một trong số ít các quốc gia trên thế giới còn sử dụng dạng thịt ấm (warm meat) ngay sau giết ...

vi sao viet nam chua cam thit nong du nguy co mat an toan Giá thịt lợn còn duy trì ở mức cao trong thời gian dài

Giá thịt lợn sẽ vẫn ở mức cao từ nay tới cuối năm khi việc tái đàn cần có thời gian và nhu cầu tiêu ...

vi sao viet nam chua cam thit nong du nguy co mat an toan Người Việt mua 18.000 tấn thịt lợn, gà nhập khẩu mỗi tháng

Trung bình mỗi tháng, người Việt tiêu thụ 15.000 tấn thịt gà các loại, 3.200 tấn thịt lợn ngoại giá rẻ.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.