Việt Nam sẽ tiếp tục là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 6,98% trong 9 tháng đầu năm nay, mức tăng cao nhất kể từ năm 2011.

Theo Tổng cục Thống kê, lũy kế 9 tháng năm 2019, GDP ước tính tăng 6,98% so với cùng kì năm trước. Đây là mức tăng cao nhất trong 9 năm trở lại đây, tính từ năm 2011.

Ảnh chụp Màn hình 2019-09-30 lúc 09

Với đà tăng ổn định ngoài mong đợi này, liệu tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam có cán mốc 7% vào cuối năm nay?. (Đồ họa: Tất Đạt).

Điều đáng chú ý là mức tăng trưởng trên đạt được trong bối cảnh kinh tế thế giới có xu hướng suy thoái do nhiều yếu tố rủi ro, thách thức gia tăng. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung diễn biến khó lường, căng thẳng địa - chính trị leo thang ở Vịnh Ba Tư, nguy cơ Brexit không có thỏa thuận và bất ổn chính sách gia tăng trên toàn cầu khiến niềm tin kinh doanh và tâm lí thị trường tài chính giảm sút.

Hàng loạt con số báo cáo về tình hình thương mại và đầu tư thế giới giảm, các tổ chức quốc tế liên tục đưa ra dự báo thiếu lạc quan về tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2019. Nhà kinh tế trưởng Laurence Boone của OECD cho rằng: "Nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt với những cơn gió ngày càng nghiêm trọng và tăng trưởng ì ạch đang trở thành một vấn đề đáng lo ngại".

Ngay cả nền kinh tế năng động như ASEAN cũng phải đón nhận nhiều dự đoán tiêu cực. Cơ cấu nền kinh tế dần thay đổi đã khiến 10 quốc gia Đông Nam Á này tiệm cận nhiều hơn với suy thoái kinh tế. 

Tờ Bưu Điện ASEAN ví von mối lo trước mắt chẳng khác là bao so với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào một thập niên trước.

Kết quả tăng trưởng 6,98% khẳng định Việt Nam vẫn là một nền kinh tế năng động, ổn định và hấp dẫn với các nhà đầu tư.

Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,02% so với cùng kì, đóng góp 4,8% vào mức tăng trưởng chung. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,36%, đóng góp đến 52,6%. Khu vực dịch vụ tiếp đà tăng 6,85%, đóng góp 42,6% vào mức tăng trưởng.

Ảnh chụp Màn hình 2019-09-30 lúc 09

Dịch vụ giữ vững ngôi vương trong cơ cấu GDP, cốt lõi là ngành bán lẻ. (Đồ họa: Tất Đạt).

Tổng cục Thống kê giải thích khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 9 tháng đầu năm nay đạt mức tăng trưởng thấp do hạn hán, biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới năng suất và sản lượng cây trồng. Đặc biệt, ngành chăn nuôi thiệt hại nặng nề bởi dịch tả heo châu Phi, nông sản gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ và giá xuất khẩu.

Chưa kể, thương chiến Mỹ-Trung đẩy hàng nông sản từ Mỹ, Australia… ồ ạt đổ vào nước ta với giá rẻ, thậm chí thấp hơn nông sản nội địa khiến trái cây, thịt bò, thịt gà, thịt heo đã khó về nguồn cung, lại thêm phần khó về tính cạnh tranh.

Kinh tế ổn định là nguyên nhân khiến lạm phát được kiểm soát ở mức thấp. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 9 tháng tăng 2,5%. Đại diện Tổng cục khẳng định đây là mức tăng bình quân 9 tháng thấp nhất trong 3 năm gần đây.

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings dự đoán tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ giảm nhẹ từ 7,1% năm 2018 xuống còn 6,7% trong năm nay và năm sau. Tuy nhiên, Fitch vẫn cho rằng Việt Nam sẽ tiếp tục là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Ngân hàng DBS Bank cũng đưa ra dự báo trong thập niên tới, Việt Nam vẫn sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng 6% - 6,5% cho nền kinh tế quốc dân. Với đà này, kinh tế Việt Nam sẽ vượt Singapore vào năm 2029.

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.