VietJet bán và thuê lại máy bay qua 4 công ty con ở BVI, Singapore và Ireland

Các giao dịch bán và thuê lại máy bay được VietJet thực hiện thông qua 4 công ty con do VietJet nắm 100% vốn. Các công ty này được mở ở British Virgin Islands, Singapore và Ireland.

Các công ty con này là dạng công ty tài chính, được lập ra nhằm mục đích thuê lại các máy bay từ các đối tác giao dịch “sale and lease back”.

Theo đó, VietJet có 2 công ty con ở British Virgin Islands là VietJet Air IVB No. I Limited và VietJet Air IVB No. II Limited, 1 công ty ở Singapore là VietJet Air Singapore Pte. Ltd. Công ty còn lại là VietJet Air Ireland No. 1 Limited.

Cả 2 công ty con ở British Virgin Islands đều được thành lập ngày 27/5/2016. Công ty con ở Singapore thành lập sớm hơn 2 tháng, còn công ty con ở Ireland ra đời muộn hơn ít ngày.

Theo các báo cáo, 4 công ty tài chính này sẽ trực tiếp thuê máy bay do VietJet bán cho các đối tác (và cho VietJet thuê lại? - NV).

VietJet thành lập 4 công ty con ở nước ngoài để thực hiện các giao dịch thuê máy bay.

Các báo cáo cũng cho hay, đến nay, công ty mẹ VietJet chưa phải đóng góp tài chính cho 4 công ty con này.

Điều đặc biệt hơn, 4 công ty con này đều được thành lập ở các quốc gia và vùng lãnh thổ có ưu đãi lớn về thuế.

Cụ thể, 2 công ty ở British Virgin Islands được miễn hoàn toàn thuế thu nhập.

Công ty con ở Singapore, theo quy định, chỉ phải đóng thuế thu nhập bằng 17% lợi nhuận và được giảm 75% thuế đối với phần thu nhập đến 10.000 đôla Singapre (SGD) và giảm 50% đối với phần thu nhập đến 290.000 SGD.

Công ty ở Irelands, mức thuế đánh trên thu nhập chịu thuế từ hoạt động thương mại chỉ là 12,5%.

Ngoài ra, tính đến nửa đầu năm 2016, VietJet còn có thêm một công ty con là VietJetair Cargo, do VietJet nắm 90% vốn, hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa. Công ty này chủ yếu bán khoang hàng hóa trên các máy bay chở khách cho các đối tác trọng điểm như BHK, Rạng Đông Trading.

Mặc dù năng lực vận chuyển hàng hóa của VietJetair Cargo liên tục tăng từ 21,7 nghìn tấn năm 2013 lên 45,3 nghìn tấn năm 2015, nhưng tỷ trọng đóng góp vào doanh thu gộp ngày càng giảm sút từ mức 5% (năm 2013) xuống còn 2,8% (năm 2015).

Liên quan đến các công ty con và công ty liên kết, năm 2015, VietJet đã bán bớt 21% cổ phần nắm giữ của Thai VietJet để giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 9%. Đến nay, VietJet chỉ còn là cổ đông lớn thứ 3 tại Thai VietJet, sau Công ty CP Hàng không Thai VietJet (nắm 52%) và Công ty CP Đầu tư Quốc tế Phụng Việt (nắm 39%).

Mặc dù vậy, VietJet vẫn có ảnh hưởng lớn đối với Thai VietJet. Hiện Thai VietJet đang thuê lại 1 máy bay của VietJet để khai thác.

Cũng trong năm 2015, VietJet đã bán đứt một công ty con khác là Công ty CP Cung ứng dịch vụ Thế Hệ Mới với giá chỉ 3,4 tỷ đồng cho một cá nhân.

chọn
Chủ tịch Lương Minh Tuấn: Kính siêu trắng sẽ là mũi nhọn 5 năm tới của Đạt Phương, dự kiến mang về doanh thu nghìn tỷ từ 2026
Theo kế hoạch, quý I /2025 Đạt Phương sẽ khởi công nhà máy sản xuất kính siêu trắng tại Thừa Thiên - Huế, dự kiến từ 2026 sẽ mang về doanh thu 1.500 - 2.000 tỷ đồng. Chủ tịch Đạt Phương cho biết, đây là ngành mũi nhọn của Đạt Phương trong thời gian tới, doanh nghiệp đang có những lợi thế lớn trên thị trường kính siêu trắng.