Vietnam Airlines dự kiến tiết kiệm 2 triệu USD/năm nhờ lắp cánh cong cho tàu bay

Cánh cong "Sharklet" giúp các tàu bay Vietnam Airlines vận hành hiệu quả hơn, giảm tiêu thụ nhiên liệu và tăng tầm bay, tiết kiệm tương ứng 2 triệu USD (46 tỉ đồng) mỗi năm.
Vietnam Airlines lắp cánh cong cho tàu bay, dự kiến tiết kiệm 2 triệu USD/năm - Ảnh 1.

Máy bay A321CEO của Vietnam Airlines sau khi lắp đặp cánh Sharklet. (Ảnh: Vietnam Airlines).

Theo Vietnam Airlines, dự án lắp cánh cong cho tàu bay (tiếng Anh là "Sharklet") được tập đoàn Airbus phát triển nhằm cải thiện tổng thể hiệu suất của dòng máy bay một lối đi A318/A319/A320/A321. 

Cụ thể, các đầu cánh loại cũ được thay thế bằng loại đầu cánh “cong” mới tương tự như trên dòng máy bay hiện đại nhất hiện nay là Airbus A350.

Cánh cong “sharklet” sẽ giúp triệt tiêu các “búi xoắn rối” của dòng khí quẩn ở đầu mút cánh, làm tăng lực nâng của cánh tàu bay và làm giảm lực cản của không khí. Nhờ vậy mà tàu bay có thể bay xa hơn, lấy độ cao tốt hơn, tiêu thụ nhiên liệu giảm và lượng khí thải CO2 cũng đi xuống tương ứng.

Vietnam Airlines lắp cánh cong cho tàu bay, dự kiến tiết kiệm 2 triệu USD/năm - Ảnh 2.

Tàu bay cánh cong số hiệu VN-A623 của Vietnam Airlines tại sân bay Nội Bài. (Ảnh: Song Ngọc).

Theo báo cáo của Airbus, hiện đã có khoảng hơn 300 đơn đặt hàng lắp đặt sharklet cho các tàu bay đang khai thác và gần 200 đơn hàng đã được lắp đặt cho các tàu bay trong gia đình A320, trong đó có một số hãng bay lớn như Qatar Airways, JetBlue, China Eastern.

Theo đánh giá của Airbus, việc lắp đặt sharklet có thể giúp các hãng hàng không tiết kiệm nhiên liệu đến 3,5% phụ thuộc vào cấu hình ghế và chặng bay.

Vietnam Airlines thì ước tính việc lắp đặt sharklet trên các tàu bay A321CEO có thể giúp doanh nghiệp này tiết kiệm nhiên liệu khoảng 2-4%, trung bình khoảng 2.390 tấn, tương ứng 2 triệu USD (46 tỉ đồng) mỗi năm. Lượng CO2 giảm khoảng hơn 7.500 tấn.

Trong đội bay A321 của Vietnam Airlines có 11 tàu đã được gia cố kết cấu để lắp đặt sharklet. Lãnh đạo Vietnam Airlines đã phê duyệt thực hiện cho 10 tàu sở hữu trước để tiết kiệm thời gian.

Toàn bộ quá trình diễn ra từ khâu đánh giá đến khi thực hiện cho tàu đầu tiên diễn trong khoảng một năm. Đến tháng 12/2019, công ty đã lắp đặt cho tàu đầu tiên mang số hiệu VNA-609.

Vietnam Airlines lắp cánh cong cho tàu bay, dự kiến tiết kiệm 2 triệu USD/năm - Ảnh 3.

Quá trình lắp đặt Sharklet cho tàu đầu tiên VNA-609 diễn ra vào cuối năm 2019. (Ảnh: VAECO).

Việc lắp đặt sharklet cho các tàu còn lại được thực hiện sau đó và đến tháng 4/2020 đã hoàn thành cho tàu cuối cùng.

Thời gian lắp đặt sharklet cho các tàu sở hữu của Vietnam Airlines trùng với thời gian ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, hầu hết các tàu đều phải dừng bay. Dự kiến trong thời gian tới khi thị trường hồi phục, các tàu bay đã lắp sharklet sẽ giúp Vietnam Airlines giảm nhiên liệu tiêu thụ, tiết kiệm chi phí.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.