Tối 26/9, Th.S. BS Nội trú Nguyễn Tiến Hải đã có những chia sẻ trực tiếp trên Facebook cá nhân về nhiều vấn đề xoay quanh virus RSV – virus hợp bào hô hấp.
Theo Th.S. BS Nguyễn Tiến Hải, tất cả mọi người đều có nguy cơ bị nhiễm virus RSV, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ đến người lớn, đặc biệt là trẻ sinh thiếu tháng. Virus RSV gây ra các bệnh lí chủ yếu về đường hô hấp trên như viêm mũi họng, viêm amidan, viêm VA và đường hô hấp dưới như viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, viêm phổi và có thể gây ra các biến chứng như suy hô hấp.
Các nghiên cứu cho thấy virus phát triển theo từng đợt và thường gặp nhất trong 3 giai đoạn mùa: mùa xuân, mùa thu và mùa đông. Hiện tại đang là thời điểm giao mùa thu-đông, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nhân lên của virus ở ngoài môi trường.
Th.S. BS Nội trú Nguyễn Tiến Hải (Ảnh cắt ra từ clip) |
Th.s Bs Nguyễn Tiến Hải khẳng định, virus RSV không phải loại virus mới vì đây là loại virus đã được phát hiện từ lâu và có khuyến cáo liên tục vào các đợt dịch. Khả năng lây lan của virus RSV khá cao. Nguyên nhân là do loại virus này có thể tồn tại độc lập ở ngoài môi trường trong thời gian dài.
Virus có thể tồn tại trong cơ thể người dài hơn so với môi trường bên ngoài. Virus RSV lây nhiễm thông qua con đường chính là đường nước bọt, giọt bắn, không khí… Ngoài ra, nếu sử dụng chung các vật dụng cá nhân như bát, đũa, khăn mặt… trẻ cũng có thể bị lây bệnh.
Có một điều mà ít ai ngờ tới đó là tay nắm cửa ở nhà, lớp học, mặt bàn, đồ chơi… cũng là những vị trí trung gian có khả năng lây bệnh. Khi dùng tay tiếp xúc với các vật chứa virus, trẻ có thể bị nhiễm RSV qua đường hô hấp chỉ bằng những hành động như đưa tay lên mũi… Khả năng lây càng nhanh, nguy cơ tạo thành dịch càng lớn.
Virus RSV khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng cho sức khỏe con em của mình (Ảnh minh họa: Kinh tế Đô thị) |
Ví dụ, một em bé trong lớp học bị nhiễm virus RSV hoàn toàn có khả năng lây lan sang các bé khác. Trẻ mang virus từ lớp về nhà có thể lây nhiễm sang người thân trong gia đình hoặc nếu bé hắt hơi, bố mẹ cũng có thể nhiễm virus từ con. Hoặc, ở cơ quan bố mẹ tiếp xúc với người mang virus và về nhà hôn, thơm má… cũng là một trong những nguồn lây virus cho con. Những người này vô tình trở thành trung gian truyền bệnh cho những người khác.
Thời gian ủ bệnh của virus kể từ khi nhận virus từ nguồn lây là 4-8 ngày. Trong gian đoạn này, các triệu chứng trong cơ thể chưa rõ rệt. Giai đoạn lây bệnh có thể kéo dài trong 1 tuần đối với những trẻ có sức đề kháng tốt, với trường hợp thể trạng yếu hoặc trẻ nhỏ, virus RSV có thể tiếp tục lây cho người khác trong vài tuần tiếp theo, thậm chí 1 tháng.
Bác sĩ Tiến Hải cho biết, rất khó để phân biệt triệu chứng trong giai đoạn đầu khi nhiễm virus hợp bào hô hấp vì các dấu hiệu nhiễm bệnh không khác gì so với lúc bị nhiễm các virus cúm hoặc virus đường hô hấp khác.
Biểu hiện đầu tiên có thể là hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi, sốt sau 2-3 ngày. Với những bé có thể trạng không tốt, bé có thể mệt mỏi, chán ăn, li bì, thở rít nhanh. Trong khi đó, ở người lớn, biểu hiện bệnh cũng giống như cảm cúm thông thường: hắt hơi, sổ mũi, người mệt mỏi, đau nhức, họng rát, đỏ và sốt.
XEM THÊM
Virus RSV là gì mà khiến cộng đồng mẹ bỉm sữa lo lắng đến mức cập nhật từng giây?
Trước thông tin nhiều trẻ nhiễm loại virus RSV có triệu chứng gần giống cảm cúm thông thường đang khiến cộng đồng mẹ bỉm sữa ... |
Trẻ nhiễm virus hợp bào hô hấp tăng đột biến
Số lượng các bệnh nhi nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi mắc viêm phổi nặng do nhiễm virus RSV ... |
Hàng loạt trẻ ngỡ cảm cúm, bất ngờ phải nhập viện thở máy
Hàng loạt trẻ có dấu hiệu ban đầu là sổ mũi, ho khò khè nhưng khi nhập viện phát hiện nhiễm loại virus chưa có ... |