Vợ chồng tôi sung túc gấp nhiều lần từ khi cai được thói tiêu hoang

Thu nhập cao, gia đình khá giả nhưng khi vợ bị tai nạn, anh Hoàng vét sạch ví không đủ tiền mua vé máy bay về với chị. 

Bài viết dưới đây là chia sẻ của anh Đỗ Hoàng, 41 tuổi ở thành phố Nha Trang về thay đổi trong lối sống, cách chi tiêu hoang để tích lũy và tự do về tiền bạc.

Vợ chồng tôi đều con nhà khá giả, quen sống trong sung sướng nên khi lập gia đình vẫn giữ thói quen ăn tiêu thoải mái. Chúng tôi cưới nhau năm 2005 thì được nhà ngoại hỗ trợ một phần tiền để cất căn nhà rộng hơn 100m2 trên nền đất 200m2 do nhà nội cho. Vợ chồng tôi làm trong ngành xuất nhập khẩu, thu nhập tốt, tổng mỗi tháng được khoảng hơn 20 triệu - thời điểm đó tôi nhớ giá vàng chỉ hơn 800.000 đồng/chỉ.

Vợ chồng son đều làm ra tiền, nhà cửa đã có sẵn, chúng tôi không bao giờ nghĩ tới chuyện phải tích lũy hay dành dụm. Cả tôi và vợ đều thoáng tính, rất hợp nhau khoản thích ăn hàng, mua sắm. Chúng tôi thích gì mua nấy nên trong nhà có vô số đồ chẳng bao giờ dùng đến hoặc chỉ sử dụng một lần rồi bỏ xó, sau đó lại mang đi cho.

vo chong toi sung tuc gap nhieu lan tu khi cai duoc thoi tieu hoang
Thu nhập cả vài chục triệu nhưng nhiều lúc anh Hoàng gần nhẵn ví vì chi tiêu không vô tội vạ. Ảnh: MT.

Gia đình tôi gốc Bắc, mỗi lần có người thân ở quê vào chơi, tôi sẵn sàng rút ví mua ngay vé máy bay cho họ chiều về. Bởi thế, dần dần cô, dì, chú bác... hễ ai vào chơi đều mặc định chỉ cần mua vé vào, về đã có tôi bao. Mỗi lần ba mẹ hay vợ chồng tôi ra Bắc thì quà cáp cho mọi người tôi cũng sắm đủ thứ sang, tốt. Với đà chi như vậy, vợ chồng tôi hầu như có bao nhiêu xài hết bấy nhiêu.

Năm 2008, vợ tôi bị tai nạn, phải nhập viện cấp cứu. Lúc đó, đang đi công tác xa, nhận được tin là tôi lập tức thu xếp hành lý để quay về nhà gấp. Nhưng lúc này, tôi mới phát hiện trong ví mình không còn đủ tiền để mua vé máy bay. Chỉ chưa đầy một tuần trước đó, tôi mang đi hơn chục triệu và đã tiêu gần hết vào những bữa nhậu với đồng nghiệp, bạn bè, các món quà đặc sản mua về định làm quà. Tôi cuống cuồng gọi điện vay tiền. Có người còn tưởng tôi đùa vì tầm tôi mà không có nổi hơn triệu trong ví.

Lần đó, tôi cũng phải muối mặt nhờ ba mẹ hỗ trợ tiền thuốc thang, viện phí cho vợ. Cũng may sau vài tuần điều trị, sức khỏe của vợ tôi cũng hồi phục, không bị di chứng gì về sau. Nhưng từ thời điểm đó, chúng tôi bảo nhau phải thay đổi về lối sống để còn có tích lũy, dự phòng cho những biến cố trong cuộc sống và lo cho con cái sau này.

Việc đầu tiên chúng tôi làm là xem xét lại các khoản chi, cắt giảm những thứ không cần thiết. Chúng tôi không cố gắng dè sẻn mà chỉ ngừng mua vô tội vạ. Trước khi sắm món gì lớn đều xem xét về công năng sử dụng chứ không chỉ rước về theo ý thích. Vợ chồng tôi cũng hạn chế khoản cho tiền, mua đồ, quà cho người thân, họ hàng. Việc này chẳng dễ và cũng gây mất tình cảm bởi khi mọi người đã quen nhận, họ sẽ cảm thấy khó chịu khi chúng tôi không còn chịu chi như trước. Nhiều người còn giận dỗi, nói này kia. Nhưng điều đó cũng giúp vợ chồng tôi nhận ra, mình đã dùng tiền vào không đúng chỗ. Rõ ràng họ không quá khó khăn, con, cháu ruột cũng có điều kiện kinh tế nhưng vẫn trông chờ vào vợ chồng tôi như một thói quen.

Chúng tôi cũng quyết định cho Tây thuê căn nhà lớn mình đang ở để đi thuê lại căn nhà nhỏ hơn. Với việc này, mỗi tháng chúng tôi để ra được hơn 1.000 USD. Chúng tôi không đụng tới khoản này, chỉ dùng một phần lớn tiền lương của hai vợ chồng để chi tiêu. Sau khoảng gần hai năm, khi tích lũy được vài trăm triệu, chúng tôi vay thêm chút mua một ngôi nhà cấp 4 ở hơi xa trung tâm. Như vậy, hai vợ chồng không tốn tiền thuê hằng tháng nữa nên lấy số đó dồn thêm vào để trả nợ.

Thấy cách này hiệu quả, kể từ đó, cứ dồn được một khoản lớn là vợ chồng tôi lại kiếm mảnh đất để mua. Chúng tôi chỉ chọn những nơi đã có sổ đỏ đàng hoàng, có khả năng dễ bán lại. Vợ tôi là người khá nhạy cảm về thị trường bất động sản nên tôi thường tin theo các quyết định của cô ấy về thời điểm, vị trí mua, bán.

Có những giai đoạn, thu nhập của hai vợ chồng không ổn định và phải chuyển việc. Nhưng nhìn chung, cuộc sống của gia đình tôi không xáo trộn nhiều bởi chúng tôi đã có sẵn một khoản dự phòng.

Hiện tại, chúng tôi đã có hai căn nhà, ba mảnh đất, xe hơi và có cuộc sống thoải mái, chủ động về tài chính. Tôi cho rằng, điều quan trọng nhất giúp mình đạt được những điều này là vợ chồng hiểu nhau, cùng chung chí hướng và quan điểm về tiền bạc. Cũng như nhiều đôi khác, chúng tôi cũng có những lúc tranh cãi, bất đồng nhưng cả hai sẵn sàng bỏ qua những điều nhỏ nhặt để vì mục tiêu chung. Ngoài ra, vợ chồng tôi quan niệm muốn làm giàu, phải biết sử dụng đồng tiền hiệu quả chứ không phải là ky cóp từng xu.

XEM THÊM

vo chong toi sung tuc gap nhieu lan tu khi cai duoc thoi tieu hoang 3 mẹo hay giúp người tiêu hoang tiết kiệm được nhiều tiền

Nếu định ra mỗi lần mua đồ thì phải "đút lợn" một khoản, chẳng mấy chốc bạn sẽ để dành được món lớn.

vo chong toi sung tuc gap nhieu lan tu khi cai duoc thoi tieu hoang 6 món đồ không nên tiết kiệm dù bạn chẳng dư dả

Một đôi giày đắt tiền giúp bạn tránh được các nguy cơ sức khoẻ và nó còn tăng tự tin.

vo chong toi sung tuc gap nhieu lan tu khi cai duoc thoi tieu hoang Cách tiêu tiền có lợi nhất cho bạn

Mua đồ, hãy trả tiền luôn, chứ đừng trả sau hay trả góp từ từ, nhờ thế bạn sẽ thoát khỏi cảnh 'đau lòng vì ...

chọn
VIS Rating: Khả năng trả nợ của doanh nghiệp bất động sản vẫn ở mức yếu
Khả năng trả nợ của doanh nghiệp vẫn ở mức yếu ngay cả khi dòng tiền được cải thiện do đòn bẩy cao và nợ đến hạn lớn trong năm 2024.