Vụ 500 giáo viên Đắk Lắk mất việc: Khủng hoảng thừa-thiếu giáo viên kéo dài đến bao giờ?

Hơn 500 giáo viên đã rơi nước mắt, thẫn thờ vì chưa biết ngày mai sẽ đi đâu, làm gì để lo toan cuộc sống. Đằng sau họ là những bi kịch của “thân phận giáo viên hợp đồng” và mặt trái của hai từ “biên chế”.
vu 500 giao vien dak lak mat viec khung hoang thua thieu giao vien keo dai den bao gio

Nhiều giáo viên ở Đắk Lắk đã bật khóc trước thông tin bị nghỉ việc. (Ảnh: Quốc Thịnh)

Hơn 500 giáo viên đã rơi nước mắt, thẫn thờ vì chưa biết ngày mai sẽ đi đâu, làm gì để lo toan cuộc sống. Đằng sau họ là những bi kịch của “thân phận giáo viên hợp đồng” và mặt trái của hai từ “biên chế”.

Những ngày qua, dư luận cả nước bất bình khi nghe tin gần 500 giáo viên ở Đắk Lắk có nguy cơ mất việc khi bất ngờ nhận quyết định chấm dứt hợp đồng. Một số giáo viên đã dũng cảm lên tiếng thừa nhận họ phải mất tiền, lên đến cả trăm triệu đồng để chạy được một chân giáo viên hợp đồng trong các trường, với niềm tin và lời hứa hẹn sẽ sớm vào biên chế.

Có người nuôi niềm tin ấy đã 10 năm nay, chấp nhận dạy hợp đồng với mức lương còn thua mức lương tối thiểu vùng theo Luật Lao động của một người công nhân.

Bàn luận về câu chuyện này, TS Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội chia sẻ, việc “chạy chọt” để xin việc trong ngành giáo dục đã râm ran lâu nay. Ông cho rằng khi có giáo viên đứng lên tố cáo, các cơ quan chức năng cần làm rõ chuyện có hay không tiêu cực. Quan điểm của TS Lâm là lãnh đạo làm sai thì phải chịu trách nhiệm, không thể bỏ mặc giáo viên như thế.

Tuy nhiên, từ câu chuyện ở Đắk Lắk, một lần nữa cho thấy bức tranh nhân lực ngành giáo dục đang rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Những “bi kịch giáo viên hợp đồng”, khủng hoảng thừa-thiếu giáo viên vẫn cứ nối dài, mà chưa có bài toán căn cơ nào để giải quyết.

Chỉ riêng trong năm 2015, ngay trước thềm năm học mới, 214 giáo viên ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) bị chấm dứt hợp đồng lao động; 184 giáo viên mầm non ở Sóc Sơn (Hà Nội) cũng lâm vào hoàn cảnh tương tự. Năm 2016, hàng trăm giáo viên ở Thanh Hóa bị “đẩy ra đường”. Rồi năm 2017 là cảnh hàng nghìn giáo viên hợp đồng ở Hải Dương bị nợ lương, lo mất việc.

Trên cả nước hiện nay còn bao nhiêu cử nhân sư phạm đang thất nghiệp? Bao nhiêu người đang chấp nhận thân phận làm giáo viên hợp đồng? Bao nhiêu người vì hai chữ “biên chế” mà phải chấp nhận đánh đổi tiền bạc và tuổi thành xuân?

Hình ảnh người giáo viên ở Đắk Lắk kêu cứu: “Ai trả lại tuổi thanh xuân cho bọn em, ai đòi lại công bằng cho giáo viên?” xoáy thêm vào nỗi đau nghề giáo, nhất là những thiệt thòi mà hàng nghìn giáo viên hợp đồng trên khắp cả nước đang phải chịu. Rất có thể họ sẽ là nạn nhân tiếp theo của việc ký bừa, khủng hoảng thừa-thiếu giáo viên trong ngành giáo dục hiện nay.

Làm sao để giải quyết “mớ bùng nhùng” về nhân lực ngành giáo dục, TS Lê Viết Khuyến - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GDĐT) “hiến kế”: Việt Nam đang tồn tại một thực tế tréo ngoe, trong khi ngành giáo dục phải chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo, nhưng lại không được trao quyền tuyển những người tài vào ngành. Thế mới có chuyện hàng loạt giáo viên bất ngờ bị chấm dứt hợp đồng, dù ngành giáo dục ở địa phương có biết, nhưng đành “bất lực”.

Bây giờ cần xác định lại việc phân cấp quản lý, hoặc để ngành giáo dục chịu trách nhiệm cả đầu vào và phân bổ nguồn nhân lực sư phạm cho các cơ sở giáo dục của mình; hoặc là phân cấp quản lý dứt điểm cho các địa phương. Nếu để xảy ra tình trạng thừa-thiếu giáo viên, cứ xử lý thật nặng người đứng đầu, tránh tình trạng “cha chung không ai khóc”.

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.