Vụ bé 3 ngày tuổi tử vong: 'Cháu bé bị rối loạn chuyển hóa hiếm gặp'

Đại diện Sở Y tế Hà Nội cho hay, bé gái mắc một bệnh lý hiếm gặp dẫn đến đường huyết liên tục giảm, nghi ngờ do gen hoặc cường hormol gây hạ đường huyết dẫn tới viêm phổi, suy đa tạng và tử vong.
vu be 3 ngay tuoi tu vong be so sinh mac benh ly hiem gap Bác sĩ Bệnh viện Vân Đình bị 'tố' tắc trách khiến bé gái 3 ngày tuổi tử vong

Người nhà nhiều lần bế bé gái 3 ngày tuổi sang nhờ bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Vân Đình khám nhưng đều không được ...

Liên quan đến vụ việc gia đình bà Nguyễn Thị Đào (59 tuổi, mẹ chồng chị H., ở xã Vạn Thái, huyện Ứng Hòa, Hà Nội) tố cáo các bác sĩ ở Bệnh viện Đa khoa Vân Đình tắc trách khiến bé gái 3 ngày tuổi tử vong.

Bé gái tử vong là do bệnh lý bẩm sinh

Ngày 27/12, trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Chương, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Vân Đình cho biết, cháu bé tử vong là do bệnh lý bẩm sinh.

Ông Chương nói: “Sản phụ H. 42kg, sinh con 4,9kg đó là bất thường. Tại Bệnh viện Xanh Pôn, cháu bé được các bác sĩ chẩn đoán bị bệnh rối loạn chuyển hóa, các bác sĩ truyền bao nhiêu đường vào đều bị chuyển hóa hết”.

Chiều cùng ngày, ông Nguyễn Văn Đông, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Vân Đình chia sẻ, sáng ngày 17/12, bệnh viện tiếp nhận trường hợp sản phụ H. được gia đình đưa đến bệnh viện để sinh. Sau khi kiểm tra, kết quả siêu âm của bệnh nhân là đa ối, trọng lượng thai lớn trên 4kg nên bác sĩ trực tiếp nói với bệnh nhân là phải mổ vì sinh thường không an toàn.

Vào khoảng 9h30 thì sản phụ mổ sinh được bé gái với trọng lượng 4,9kg với tình trạng khỏe mạnh, bình thường. Sau khi mổ đẻ bé gái có biểu hiện khò khè. Bản thân cháu ngay hôm đó đã được các bác sĩ hút đờm rãi, nhỏ nước muối, đêm cùng ngày cháu vẫn bú được bình thường.

vu be 3 ngay tuoi tu vong be so sinh mac benh ly hiem gap
Khuôn viên bệnh viện, nơi người nhà sản phụ kéo đến Bệnh viện Vân Đình tố bác sĩ tắc trách khiến bé gái 3 ngày tuổi tử vong (Ảnh Công Phương)

Đến 8h sáng ngày 18/12 cháu bú kém, môi tím tái nên sau đó các bác sĩ tiếp tục hút đờm rãi, thở oxy cháu hồng hào trở lại. Ít giờ sau, cháu lại tím tái, các bác sĩ tiếp tục hút đờm rãi, thở oxy cháu lại đỡ.

“Trong quá trình hút đờm rãi, các bác sĩ thấy có sữa. Đến 16h chiều, chúng tôi đã hội chẩn, dự đoán cháu bị viêm phổi sơ sinh do sặc sữa nên đã chuyển cháu lên Bệnh viện Xanh Pôn điều trị”, ông Đông nói.

Trả lời câu hỏi của PV về vấn đề người nhà bệnh nhân cho rằng các bác sĩ có thái độ thờ ơ, nếu chuyển lên tuyến trên sớm thì không xảy ra chuyện đau lòng này, Phó Giám đốc Bệnh viện Vân Đình cho hay, thời tiết này, trẻ nhỏ đều khò khè, cháu bé lại diễn biến từ từ, khi bộc lộ rõ thì lúc đó mới chuyển viện.

vu be 3 ngay tuoi tu vong be so sinh mac benh ly hiem gap Vụ bé 3 ngày tuổi tử vong: Mẹ vẫn chưa biết con đã mất

Tròn 10 ngày sinh con gái đầu lòng nhưng chị H. (Ứng Hòa, Hà Nội) vẫn chưa biết con gái đã tử vong cách đây ...

“Hầu hết trẻ bị viêm phổi sơ sinh do sặc sữa đều cấp cứu thành công. Tuy nhiên, cháu bé này bị rối loạn chuyển hóa nhưng chưa phát hiện ra. Khi chuyển lên bệnh viện Xanh Pôn một ngày sau đó mới phát hiện ra”, ông nói.

Nhờ cơ quan chức năng vào cuộc điều tra

Chia sẻ thông tin về việc người nhà nói các bác sĩ đưa bệnh nhân đến BV Xanh Pôn rồi biến mất, ông Đông cho hay, sau khi chuyển bệnh nhân lên bệnh viện tuyến trên, các bác sĩ bàn giao hồ sơ bệnh án cho bệnh viện sau đó ra về vì bệnh nhân đã được bàn giao.

vu be 3 ngay tuoi tu vong be so sinh mac benh ly hiem gap
Người nhà bà Đào bày tỏ nỗi bức xúc khi cháu gái bị tử vong (Ảnh Công Phương)

Giải thích về việc người nhà tố xe cứu thương hết ô xy, ông Đông chia sẻ, xe cứu thương của bệnh viện luôn có các trang thiết bị cần thiết, xe chở bệnh nhân chuyển tuyến có nhân viên hộ tống, có ô xy bình, từ cổng bệnh viện Xanh Pôn vào khoa có Palon oxy.

Ông Đông cho biết thêm, sau khi người nhà cháu bé đến bệnh viện đòi yêu cầu làm rõ việc cháu bé sơ sinh tử vong. Gia đình cùng ban lãnh đạo bệnh viện và các bác sĩ chuyên môn đã làm việc với thông tin như trên, tuy nhiên gia đình không nhất trí với quan điểm đó. Hiện, bệnh viện đã báo cáo Sở Y tế Hà Nội và đang nhờ cơ quan chức năng vào cuộc điều tra làm rõ.

Bà Trần Thị Nhị Hà, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, Sở Y tế đang làm rõ những thiếu sót của Bệnh viện đa khoa Vân Đình về tinh thần thái độ, chẩn đoán ban đầu và sẽ xử lý nghiêm các tường hợp có sai sót. Về bệnh lý của bé sơ sinh, bà Hà cho biết sẽ có hội đồng chuyên môn đánh giá trường hợp cụ thể này.

Tuy nhiên, qua xem xét ban đầu xác định bé sơ sinh mắc một bệnh lý hiếm gặp dẫn đến đường huyết liên tục giảm, nghi ngờ do gen hoặc cường hormol gây hạ đường huyết dẫn tới viêm phổi, suy đa tạng và tử vong.

Trao đổi với PV, bà Nguyễn Thị Đào (59 tuổi, mẹ chồng chị H) cho biết, chị H nhập viện Vân Đình lúc 5h sáng ngày 17/12. Đến 9h sáng chị H được đưa vào phòng mổ, hơn 9h chị sinh cháu gái nặng 4,9kg. Sau khi sinh, cháu bú tốt, hồng hào. Chiều 17/12, thấy cháu gái thở khò khè, bà bế cháu sang nhờ bác sĩ thăm khám cho cháu nhưng các bác sĩ không thăm khám, bảo bà mua nước muối vệ sinh mũi cho cháu.

Đến ngày 18/12 bà tiếp tục bế cháu sang nhờ bác sĩ thăm khám nhưng bác sĩ vẫn không thăm khám mà chỉ hút trong mũi cháu ra rất nhiều đờm, dãi...

Vào 14h chiều cùng ngày, khi cháu có biểu hiện tím tái, bỏ ăn gia đình đã bế cháu sang nhờ bác sĩ thăm khám. “Lúc này bác sĩ mới lấy ống nghe thăm khám và cho cháu thở ô xy rồi báo gia đình chuẩn bị thủ tục chuyển lên Bệnh viện Xanh Pôn. Đến sáng 20/12, cháu bé tử vong ở Bệnh viện Xanh Pôn”, bà Đào nói.

Bà Đào cho rằng bệnh viện thiếu quan tâm, không thăm khám đầy đủ khiến cháu bà tử vong nên đã yêu cầu bệnh viện làm rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn chưa nhận được câu trả lời. Gia đình chị H cũng xác nhận có bồi dưỡng cho bác sỹ 1 triệu đồng sau khi sinh cháu .

Bác sĩ Nguyễn Văn Thường, Phó giám đốc BV đa khoa Xanh Pôn cho biết, bệnh nhi tử vong do rối loạn chuyển hóa đường. Hơn nữa, theo nguyên tắc đường huyết của người dưới 2,6 mmol/l đã có thể gây tổn thương não nhưng trường hợp bệnh nhi này đường huyết chỉ có 0,03 mmol/l. Trong 24 tiếng nằm tại BV Xanh Pôn, bệnh nhi một tay truyền đường, một tay xét nghiệm đường máu gần 10 lần nhưng lần cao nhất chỉ đạt 2,3 rồi lại tụt xuống. “Một bà mẹ chỉ 42kg sinh một đứa trẻ gần 5kg đã là một dấu hiệu bất thường”, bác sĩ Thường nhấn mạnh.
Cường insulin là căn bệnh hiếm gặp, tỷ lệ mới mắc là 1/50.000 trẻ sơ sinh đẻ sống. Nó là nguyên nhân hàng đầu gây hạ đường huyết nặng, tái diễn ở trẻ sơ sinh. Nếu không được xử lý đúng, kịp thời, những cơn hạ đường huyết kéo dài sẽ làm tổn thương não vĩnh viễn không hồi phục, gây ra di chứng tâm thần kinh nặng và tàn phế sau này, thậm chí dẫn đến tử vong nhanh chóng.
chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.