Vụ cà phê pin: Tù mù mục đích

Lãnh đạo Công an tỉnh Đắk Nông cho rằng về mặt khoa học, không thể chế biến cà phê bột từ than pin, đá, vỏ cà phê và cơ quan công an vẫn đang tiếp tục điều tra làm rõ vụ việc

Tối 22/4, đại tá Lê Vinh Quy, Phó Giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông, cho biết cơ quan công an vẫn đang khẩn trương điều tra, làm rõ động cơ, mục đích sử dụng các tạp chất nhuộm than pin ở cơ sở do bà Nguyễn Thị Thanh Loan (ngụ thôn 13, xã Đắk Wer, huyện Đắk R’lấp) làm chủ.

Vẫn chưa khai rõ

Hiện chủ cơ sở thu mua nông sản vẫn chưa khai sử dụng các vỏ, đất đá nhuộm than pin đem bán nhằm mục đích gì. Tuy nhiên, đại tá Quy cho rằng các phế phẩm cà phê đã nhuộm pin từ cơ sở này khó làm thực phẩm.

"Pin, đá, vỏ cà phê thì làm sao xay xát ra thành cà phê bột để ta uống được? Về mặt khoa học, vật lý cũng không ai có thể làm được điều này. Hiện tại chúng tôi nói như thế đã, còn chứng minh tiếp theo thì phải làm rõ hơn" - ông Quy cho biết.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về khả năng làm hồ tiêu giả, đại tá Quy nói: "Cái này thì tôi chưa trả lời được. Qua tuần sẽ xin chủ trương để trả lời báo chí cho cụ thể toàn bộ vấn đề này".

Liên quan đến vụ việc, tối cùng ngày, bà Nguyễn Thị Thanh Loan, chủ cơ sở thu mua nông sản nhuộm tạp chất cà phê (vỏ cà phê) với đất đá, than pin phủ nhận dùng hỗn hợp này để chế biến, bán ra thị trường làm cà phê bột.

Bà Loan cho biết quê bà ở huyện Long Khánh, tỉnh Đồng Nai. Nhiều năm trước, bà góp vốn mua tạp chất cà phê, hồ tiêu về sàng lọc bán kiếm lời với một người bà con tại Long Khánh.

Khoảng 3 năm trước, bà mới lên Đắk Nông cùng ông Nguyễn Xuân Bảo làm nhà, kho để gầy dựng cơ sở thu mua nông sản và tạp chất cùng làm ăn với người bà con ở Long Khánh.

Cũng theo bà Loan, việc nhuộm các tạp chất này với pin than là do ông Bảo làm vì trước đó, có người vào hỏi mua tạp chất cà phê màu đen với giá 3.000 đồng/kg. Khi thấy công an vào, bà đứng ra nói thay chứ không tham gia việc này. Trong nhà bà cũng không có các dụng cụ để chế biến thành cà phê bột.

"Nghĩ sao mấy thứ vỏ cà phê, sỏi cát mà chế biến thành cà phê bột... Nếu thứ đó mà làm cà phê thì giờ người đã chết hàng loạt, nhiều người phải cấp cứu trong bệnh viện" - bà Loan nói.

vu ca phe pin tu mu muc dich
Bà Nguyễn Thị Thanh Loan phủ nhận dùng vỏ cà phê nhuộm than pin chế biến thành cà phê Ảnh: CAO NGUYÊN

Nhiều nghi vấn

Trong khi đó, ông Đỗ Hà Nam - Chủ tịch HĐQT - Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Intimex, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê, Ca cao Việt Nam - cho rằng trong vụ cà phê nhuộm pin ở Đắk Nông, cả 2 giả thiết về mục đích của chủ cơ sở là dùng làm cà phê như dư luận lo ngại hay để làm giả hồ tiêu để làm hồ sơ vay vốn ngân hàng đều vô lý.

Nếu để sản xuất cà phê thì nước đen của pin sẽ tạo mùi hắc, muốn xử lý mùi này để không bị phát hiện sẽ tốn chi phí cao. Còn việc làm giả hồ tiêu cũng vô lý vì 2 nguyên liệu khác xa nhau, đặc biệt là mùi hồ tiêu rất dễ nhận biết.

Theo ông Nam, cơ quan điều tra cần sớm làm rõ mục đích thực sự mà cơ sở đã có hành vi trộn nước lõi, bột than pin với vỏ cà phê, bột đá để làm gì và cần xử lý nghiêm. Vụ việc trên mang tính cá biệt, chưa ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê nhưng có ảnh hưởng đến một bộ phận người tiêu dùng trong nước.

Nhiều người có kinh nghiệm lâu năm trong nghề rang xay cà phê tỏ ra hết sức kinh ngạc về việc có một cơ sở dùng pin để nhuộm cà phê và không hiểu động cơ của việc làm này. Bởi lẽ, người ta có nhiều cách để làm cà phê giá rẻ. Phổ biến nhất là dùng bắp và đậu nành cùng với sự hỗ trợ của phụ gia, hóa chất hết sức tiện lợi.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, một cán bộ quản lý nông sản thực phẩm lâu năm đánh giá những vụ vi phạm thực phẩm theo các kiểu kỳ lạ thường có yếu tố cạnh tranh không lành mạnh, thậm chí là phá hoại kinh tế.

Đã từng có những mặt hàng nông sản Việt Nam thiệt hại nặng nề về kinh tế do xì-căng-đan mất an toàn thực phẩm. Đơn cử như trường hợp trà bị trộn phân lân. Quá trình nhiễm xuất phát từ việc thương lái đặt hàng cơ sở sản xuất trộn vào, sau đó lại báo cho nước nhập khẩu kiểm tra lô hàng với đúng hoạt chất trên.

Hay như có đợt thương lái mua sầu riêng non ép chín bằng thuốc khiến cho sầu riêng dở tệ, gần như không thể ăn được khiến người tiêu dùng tẩy chay.

Ở vụ việc "cà phê pin", đây là sự việc nếu có thật cũng là cá biệt. Xét về mặt kinh tế, rất vô lý vì việc thu gom pin, đập ra để nhuộm vào cà phê là quá vất vả, tốn kém so với việc mua phẩm màu về nhuộm.

Vị cán bộ quản lý nông sản này cho rằng sở dĩ để xảy ra các vụ việc trên là do một bộ phận nông dân, cơ sở sản xuất nhỏ lẻ thiếu kiến thức pháp luật, không có ý thức cộng đồng hoặc do hoàn cảnh kinh tế khó khăn mà họ sẵn sàng làm theo yêu cầu của thương lái vì một món lợi rất nhỏ.

Những vụ việc như vậy ảnh hưởng rất lớn đến uy tín, thương hiệu nông sản Việt Nam, niềm tin của người tiêu dùng dù không mang tính phổ biến.

Khó tìm thấy căn cứ xử lý

Luật sư Tạ Quang Tòng, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Đắk Lắk, cho rằng nếu cơ quan công an chứng minh được cơ sở của bà Loan dùng tạp chất nhuộm với than pin để chế biến thành cà phê, hồ tiêu thì phạm vào tội sử dụng chất cấm chế biến thực phẩm.

Điều này cơ quan công an phải chứng minh được bà Loan đã bán sản phẩm đó ra thị trường và giám định sản phẩm đó tác hại đối với con người như thế nào. Còn hành vi nhuộm tạp chất với than pin mà không chứng minh được để làm gì thì không có cơ sở để xử lý họ.

vu ca phe pin tu mu muc dich Bất ngờ với phát biểu của phó Chi cục trưởng vụ 'cà phê pin'

Tại một hội nghị, ông Nguyễn Văn Chương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tính ...

vu ca phe pin tu mu muc dich Vụ cà phê nhuộm than pin: Cà phê bột không có... cà phê

Cần làm rõ mục đích sử dụng tạp chất cà phê nhuộm than pin và ngăn chặn các loại cà phê bẩn tung ra thị ...

CAO NGUYÊN - VƯƠNG NGỌC

chọn
Hình ảnh tiến độ KCN hơn 2.300 tỷ đồng của Ecoland ở Hưng Yên
Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp số 3 được thực hiện tại huyện Khoái Châu, huyện Yên Mỹ và huyện Ân Thi (tỉnh Hưng Yên) có quy mô 159,7 ha với tổng vốn đầu tư là 2.310 đồng.