Công sở: Bạn đến công ty để làm gì?

Khi cậu bạn cùng phòng tôi đang ngồi xả nỗi tức giận cực điểm vì “lão” sếp thiên vị và “ả” đồng nghiệp bất tài nhưng lẻo mép của cậu ta với tôi. Sau khi im lặng ngồi nghe cậu ta kể lể hơn hai tiếng đồng hồ, tôi chỉ hỏi: “Vậy cậu đến công ty đó để làm gì?”
cong so ban den cong ty de lam gi
Cậu ta bực tức vì sếp thiên vị đồng nghiệp khác và không cho cậu ấy cơ hội chứng minh năng lực (Ảnh: Pinterest)

Cậu ta nhìn tôi như một kẻ dở hơi đang hỏi một câu ngớ ngẩn. “Tất nhiên là tớ đến để làm việc rồi, thế mà cũng hỏi”. Cậu ta vẫn tỏ vẻ bực tức.

Tôi nhún vai: “Mấu chốt vấn đề chính là ở đó. Cậu hãy xác định mục đích duy nhất mà cậu cần đến công ty là để làm gì, vậy thì cậu nên biết mình cần phải làm gì đạt được mục đích đó chứ!”.

Cậu ta vẫn tỏ vẻ ngang bướng: “Rõ ràng là tớ đã cố chịu đựng, nhưng gã sếp của tớ không hề lắng nghe tớ, lúc nào ý kiến của lão mới là nhất. Còn ả kia thì lúc nào cũng được việc ngon, mấy cái dự án lèo tèo lão lại bắt tớ làm, tớ muốn chứng minh là tớ có thể làm tốt hơn mà không có cơ hội...”.

Câu chuyện còn dài vì sự cố chấp của bạn tôi với sếp và đồng nghiệp, tôi sẽ kể tiếp. Nhưng đến đây, có lẽ bản thân mỗi người đi làm ở môi trường công sở đều nhận ra bản thân mình trong đó. Có bao giờ bạn bất mãn với công việc, bất mãn với sếp hoặc đồng nghiệp? Đương nhiên là đó, chẳng có một môi trường nào là hoàn hảo đến mức bạn cảm thấy mọi thứ đều như trong mơ, nếu bạn đi làm thuê. Vậy thì, nếu những lúc bạn bị áp lực kinh khủng vì những vấn đề như thế, bạn làm gì để vượt qua?

Hầu hết mọi người tìm cách đổ lỗi cho người khác. Như bạn tôi, đổ lỗi cho sếp thiên vị, cho nữ đồng nghiệp bất tài nhưng lẻo mép. Hoặc như tôi cũng đã từng đổ lỗi cho các quy định ở công ty mà tôi cho là “ngớ ngẩn” rồi rời khỏi đó, đến một công ty khác cũng có những quy định “ngớ ngẩn” không kém.

Sau khi chuyển đến công ty thứ 3, bắt đầu mọi thứ lại từ đầu, tôi bắt đầu dành thời gian để tự vấn bản thân mình: “Rõ ràng mọi người đều làm ở đó rất lâu. Tại sao mình thì không? Rõ ràng mọi công việc đều có vấn đề nhưng mọi người vẫn hoàn thành xuất sắc, tại sao mình lại không? Vấn đề là mình muốn gì?”

cong so ban den cong ty de lam gi
Hãy tự hỏi bản thân: "Mình đến đây để làm gì?" (Ảnh: Pinterest)

Tôi nhận ra có một câu trả lời thật đơn giản: ‘Tôi đến để làm việc và kiếm tiền”. Tôi cần tiền để chi trả các chi phí sinh hoạt hàng ngày, tôi không có vốn, tôi không có gan làm giàu, cũng không phải một người ham thích kinh doanh, điều mà tôi có thể làm tốt nhất chính là nghiệp vụ tư vấn tài chính sau 4 năm đại học và 2 năm đi làm. Vậy thì, mọi chuyện bỗng trở nên quá đơn giản, tôi cần làm việc để kiếm ra tiền. Và đó là mục đích để tôi đến công ty này.

Trở lại chuyện của cậu bạn tôi với đủ nỗi bực tức cần tìm nơi trút giận, tôi nghĩ trên đời này ai cũng có lúc như thế, nhưng nếu bản thân không tự nhận ra chính mình mới là người “có vấn đề” thì bạn sẽ không bao giờ tìm được một công việc hoàn hảo như bạn mong ước.

Khoan hãy tức giận với cấp trên, khoan hãy tị hiềm với đồng nghiệp. Bạn là cấp dưới, bạn làm việc theo thỏa thuận đã được kí kết, vậy thì hãy làm đúng phận sự và trách nhiệm của mình với chính năng lực mà bạn có, với đồng nghiệp đừng so bì ai giỏi ai kém, mỗi người đều có một thế mạnh của riêng mình. Điều cần nhất mà bạn có thể làm được khi làm việc trong môi trường công sở đó là làm tốt công việc của mình, thậm chí xuất sắc thì càng tốt. Nếu sếp chưa giao việc lớn cho bạn chứng tỏ bạn chưa tạo được niềm tin với cấp trên, hãy làm thật tốt công việc nhỏ để tạo niềm tin.

Nếu như, bạn đã làm tốt nhất có thể rồi mà không ai ghi nhận thành quả của bạn, thì lý do bạn ở lại là gì? Tại sao phải chịu đựng điều đó, bạn hoàn toàn có thể đến một môi trường mà bạn tự tin là mình sẽ thành công cơ mà?

Nhưng đi đâu, làm gì bạn cũng chỉ cần hỏi bản thân mình một câu thôi: “Mình đến đây để làm gì?”, chỉ có thế bạn mới học được cách chịu trách nhiệm về chính mục đích của mình thay vì đổ lỗi cho người khác.

Diệp Anh (ghi)

chọn
ĐHĐCĐ KSF: Hướng đến thành cổ đông chiến lược của SCG, dồn lực cho siêu dự án Wonder Tower tại Ciputra
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, lãnh đạo KSF cho biết, trong ba năm tới sẽ tập trung hoàn thành ba dự án Golden River, Sky City và Wonder Tower. Trong ba năm tới doanh nghiệp cần tổng mức đầu tư khoảng 35.000 tỷ đồng, doanh thu dự kiến trên 50.000 tỷ đồng.