Trong chuyên án đánh bạc nghìn tỷ, công an xác định Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương thu lợi hàng nghìn tỷ đồng. Số tiền do phạm tội mà có này đã được các bị can hợp pháp hóa thành "tiền sạch".
Trong vụ án “Rửa tiền”, các bị can đều là những người có trình độ, hiểu biết xã hội và có kiến thức trong hoạt động tài chính, kinh doanh.
Khi thực hiện hành vi hợp pháp tiền thu lợi bất chính từ hoạt động phạm tội tổ chức đánh bạc, các bị can biết là tiền do phạm tội mà có, hoặc có đủ điều kiện, khả năng nhận thức được đó là tiền bất hợp pháp, bởi vì số lượng tiền đặc biệt lớn, nguồn gốc không rõ ràng và không tương xứng với công việc, thu nhập của mỗi cá nhân.
Phan Sào Nam (trái) và Nguyễn Văn Dương cầm đầu đường dây đánh bạc online nghìn tỷ (Ảnh: Báo Tiêu dùng) |
Trong vụ án này, cơ quan ANĐT Công an tỉnh Phú Thọ đã khởi tố 6 đối tượng về hành vi rửa tiền, gồm: Phan Sào Nam; Nguyễn Văn Dương; Phan Thu Hương (57 tuổi, ĐKTT tại tầng 20, KĐT Nam Thăng Long, Xuân La, Tây Hồ); Đoàn Thị Thu Hà (40 tuổi, trú tại phường Bồ Đề, quận Long Biên), Kế toán - Công ty CNC); Nguyễn Trọng Thắng (43 tuổi, ĐKTT khu tập thể Z117, xã Đông Xuân, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội), Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Lô Gích và Bùi Ngọc Hoàn (44 tuổi, trú tại phường Trưng Vương, TP Uông Bí, Quảng Ninh), Giám đốc Công ty cổ phần Lô Gích.
Theo đó, công an xác định Phan Sào Nam hưởng lợi 1.475 tỷ đồng; Nguyễn Văn Dương 1.655 tỷ đồng; nhóm Hoàng Thành Trung, Phan Anh Tuấn và Lê Văn Kiên (đang trốn truy nã) hưởng lợi 1.574 tỷ đồng.
Với khoản tiền bất chính từ hành vi tổ chức đánh bạc trực tuyến, Phan Sào Nam đã chuyển tiền cho người thân, bạn bè gửi tiết kiệm, đầu tư góp vốn và các dự án, mua bất động sản để hợp thức hóa số tiền.
Nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần VTC Online đã chỉ đạo cấp dưới chuyển tiền cho dì ruột là bà Phan Thu Hương tổng số tiền là hơn 236 tỷ đồng. Bà Hương đã sử dụng tiền mua 1 mảnh đất gần 1.000 m2 tại quận 7, TP HCM.
Nam còn chỉ đạo Ðỗ Bích Thuỷ (nguyên Giám đốc Công ty TNHH dịch vụ phát triển đầu tư Nam Việt) rút 50 tỷ đồng gửi tiết kiệm; đầu tư góp vốn vào các công ty như: Công ty Vịnh Hạ Xanh Hạ Long, Công ty Ấn tượng Hạ Long, Công ty Bitpro, Công ty Fintech với số tiền gần 93 tỷ đồng.
Trong kết luận điều tra chỉ rõ Nam gửi 3,5 triệu USD ở ngân hàng tại Singapore; gửi một người đàn ông ở Quảng Ninh cất giữ gần 150 tỷ đồng cùng số ngoại tệ và vàng trị giá 142 tỷ đồng. Bị can này còn nhờ một người ở TP.HCM gửi tiết kiệm 101 tỷ đồng và đứng tên mua 11 căn hộ có trị giá hợp đồng là gần 112 tỷ đồng, mua bốn căn hộ trị giá gần 39 tỷ đồng.
Ngoài ra, Nam khai đã chuyển cho một số người khác cất giữ vàng, ngoại tệ có tổng trị giá hơn 530 tỷ đồng. Do số người trên đang bỏ trốn nên chưa thể xác minh làm rõ.
Theo kết luận điều tra, Nam đã thừa nhận hành vi Tổ chức đánh bạc và Rửa tiền đồng thời tích cực cùng người thân nộp lại số tiền bất chính.
Đối với Phan Sào Nam, CQĐT tạm giữ một ô tô Ford Mustang, một ô tô Kia Sendona, một ô tô Kia Rondo, một ô tô Audi Q5 màu đỏ, một ô tô LandRover màu đen.
Cơ quan chức năng cũng phong tỏa bốn tài khoản với tổng số tiền hơn 18 triệu đồng; kê biên nhà M9, M10 tại quận 9, TP.HCM; phong tỏa nhà P2, P3 mua của Công ty TNHH MTV Sàn giao dịch bất động sản Sài Gòn ANPHA; phong tỏa 11 căn nhà tại khu đô thị Vila Park.
Ngoài ra, CQĐT còn tạm giữ rất nhiều giấy chứng nhận nhà, đất, điện thoại và các giấy tờ, tài liệu liên quan.
Công an tỉnh Phú Thọ cho biết mặc dù thừa nhận hành vi phạm tội của mình nhưng Nam vẫn chưa khai báo hết việc sử dụng nguồn tiền thu lời bất chính từ hành vi tổ chức đánh bạc, gây khó khăn cho cơ quan điều tra thu hồi triệt để vật chứng vụ án.
Còn Nguyễn Văn Dương, theo kết luận điều tra, sau khi được hưởng lợi từ hoạt động tổ chức đánh bạc, đến nay làm rõ Nguyễn Văn Dương đã chỉ đạo Đoàn Thị Thu Hà chuyển tiền góp vốn vào Công ty Cổ phần Đầu tư UDIC với số tiền hơn 576 tỷ đồng.
Số tiền này gồm hai lần xoay vòng nâng vốn điều lệ của công ty năm 2015 và 2016, bút toán các hợp đồng ủy thác của UDIC với một số cá nhân…
Sau đó, Dương tiếp tục góp vốn vào dự án BOT Bắc Giang-Lạng Sơn với số tiền gần 330 tỷ đồng.
Ngày 17/4/2017, Dương tách Công ty Cổ phần Đầu tư UDIC thành hai công ty là Công ty Cổ phần Đầu tư UDIC và Công ty Cổ phần Đầu tư CNC.
Hoàn thành việc tách công ty, Dương bán cổ phần của mình sở hữu tại Công ty Cổ phần Đầu tư UDIC, lấy số tiền 270 tỷ đồng, dùng 150 tỷ đồng mở hai sổ tiết kiệm mang tên Dương, mua hai tầng (tầng năm và sáu) tòa nhà ICON4 với trị giá hợp đồng 61 tỷ đồng. Số còn lại Dương khai đã sử dụng cá nhân hết.
Tuy nhiên, CQĐT khẳng định Dương vẫn chưa khai báo, che giấu phần lớn số tiền thu lợi bất chính của mình.
Đến thời điểm hiện tại, CQĐT tạm giữ của Nguyễn Văn Dương một điện thoại nhãn hiệu Vertu-S125214, nhiều thẻ ngân hàng, hai sổ tiết kiệm với số tiền 150 tỷ đồng, phong tỏa ba tài khoản với tổng số tiền hơn 3 tỷ đồng…
Số tài sản “khủng” của ông trùm này bị tạm giữ còn có một ô tô Audi A8 màu đen, một ô tô Mercedes-Benz S500 màu đen, một ô tô Toyota Land Cruiser màu đen, một ô tô Lexus LX570 màu đen cùng rất nhiều điện thoại, tiền mặt và tài liệu.
Về bất động sản, CQĐT kê biên của Dương hai tầng nhà tại tòa nhà ICON4.
Vụ đánh bạc nghìn tỷ: VNPT Epay và Homedirect bị đề nghị tịch thu bao nhiêu tiền?
Quá trình điều tra xác định Homedirect hưởng lợi 8,94 tỷ đồng, VNPT Epay hưởng lợi 53,95 tỷ đồng, Ngân lượng hưởng lợi 481 triệu ... |
Đề nghị tịch thu số tiền Vietcombank và 33 ngân hàng hưởng lợi từ đường dây đánh bạc nghìn tỷ
Ngoài việc đề nghị tịch thu toàn bộ số tiền Vietcombank hưởng lợi. Đối với 33 ngân hàng phát hành thẻ ATM giúp cho các ... |