Vụ ‘giải cứu giáo viên 100.000 đồng’: Tác giả của đề xuất nói gì?

Trước những ý kiến trái chiều về đề xuất “giải cứu giáo viên 100.000 đồng”, tác giả của đề xuất là Tiến sĩ (TS) Lê Trường Tùng đã chính thức lên tiếng. 
vu giai cuu giao vien 100000 dong tac gia cua de xuat nay noi gi Đáp án môn Toán thi vào lớp 10 THPT tại TP HCM
vu giai cuu giao vien 100000 dong tac gia cua de xuat nay noi gi 'Giải cứu giáo viên 100.000 đồng’: Học sinh vùng cao nhịn ăn đi học, tiền đâu đóng?
vu giai cuu giao vien 100000 dong tac gia cua de xuat nay noi gi Gợi ý giải đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10 tại TP HCM
vu giai cuu giao vien 100000 dong tac gia cua de xuat nay noi gi TS Lê Trường Tùng: Mỗi học sinh đóng 100 nghìn đồng/tháng để “giải cứu giáo viên“

“Giải cứu cho cơ quan quản lý”?

vu giai cuu giao vien 100000 dong tac gia cua de xuat nay noi gi
TS Lê Trường Tùng

Trao đổi về vấn đề này, TS Lê Trường Tùng – Chủ tịch HĐQT Đại học FPT cho biết, đề xuất của ông về "giải cứu giáo viên" bằng cách huy động mỗi học sinh tiểu học đóng 100.000 đồng/tháng vào Quỹ Giải cứu, cộng với tài trợ từ các nhà hảo tâm góp vào là để tăng thu nhập cho giáo viên tiểu học công lập.

“Đây thực chất là giải cứu cho cơ quan quản lý và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Đến bao giờ thì giáo viên thực sự sống được bằng lương của mình. Nhà nước đã định giải quyết từ 2006 – 2010 sẽ giải quyết xong. Nhưng đến nay, câu hỏi này vẫn chưa có câu trả lời”, TS Tùng cho hay.

Cũng theo TS Tùng, về nguyên tắc Nhà nước phải chịu trách nhiệm về việc đảm bảo đời sống cho giáo viên trường công. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, lương giáo viên vẫn quá thấp. Hiện nay với số lượng hơn 390.000 giáo viên tiểu học tại các trường công lập, tức mỗi năm cần khoảng 390 triệu USD để trả lương, tăng lương cho giáo viên. Trong khi đó nợ công ngày càng tăng cao.

“Thay bằng ngồi chờ cơ quan quản lý thì tại sao, chúng ta không mỗi người một tay để cải thiện đời sống cho giáo viên. ‘Giải cứu giáo viên’ nhiều người đừng cho rằng giáo viên là đối tượng cần được giải cứu. Ở đây là giải cứu cho các cơ quan quản lý. Chúng ta cần có một tổ chức dám đứng lên nhận hỗ trợ từ phía các phụ huynh có điều kiện, các nhà tài trợ chứ không để nhà trường hay giáo viên đứng lên vận động”, TS Tùng giải thích.

vu giai cuu giao vien 100000 dong tac gia cua de xuat nay noi gi
Một lớp học đơn sơ vùng cao ở Điện Biên với một thầy giáo dạy 7 học trò. Ảnh: Đình Tuệ.

Đồng thời, theo ông Tùng, chúng ta cần một tổ chức xã hội đứng lên thành lập quỹ và chi trực tiếp để nâng cao đời sống cho giáo viên. Quỹ này sẽ có hệ thống từ các địa phương lên đến phía cao hơn. Đương nhiên quỹ này hoạt động dựa trên sự tự nguyện từ phụ huynh chứ không phải ép buộc.

Có thể thì trước mắt chúng ta chi cho những vùng khó khăn trước còn những địa phương có điều kiện tốt hơn thì có thể để sau tùy thuộc vào điều kiện của quỹ. Miễn sao là nhà trường không liên quan đến quỹ mà vẫn nâng cao đời sống cho giáo viên không phải qua bất kỳ một kênh nào khác.

Để giáo viên sống được bằng lương

TS Lê Trường Tùng cũng nhấn mạnh, chúng ta đang thực hiện các chương trình mới để đổi mới giáo dục và đương nhiên giáo viên chính là lực lượng quyết định sự thành bại của đổi mới. Khi giáo viên không đủ sống bằng lương mà phải làm nghề khác như dạy thêm chui, rồi buôn bán.

vu giai cuu giao vien 100000 dong tac gia cua de xuat nay noi gi
Theo TS Lê Trường Tùng, giáo viên chính là lực lượng quyết định sự thành bại của đổi mới giáo dục. Ảnh minh họa: Đình Tuệ.

“Vậy lực lượng nào sẽ tham gia đổi mới giáo dục?

Nếu chúng ta lập được quỹ, nâng cao đời sống cho giáo viên thì cơ quan quản lý có thể tập trung lực lượng để đổi mới chương trình giáo dục. Vì thế, chất lượng của chúng ta mới có những thay đổi tích cực hơn.

Còn nếu như bây giờ, lương giáo viên vẫn thấp thì chúng ta buộc phải chấp nhận chất lượng giáo dục vẫn không ổn và tương lai của đất nước sẽ ra sao?

Thực chất đề xuất "giải cứu giáo viên" của tôi khiến nhiều giáo viên chạnh lòng là điều có thể hiểu được. Giống như thời gian qua chúng ta nói ‘giải cứu lợn’ hay ‘giải cứu dưa hấu’ nhưng thực chất là giải cứu người nông dân. Ở đây câu chuyện ‘giải cứu giáo viên’ thực chất là làm sao để nâng cao chất lượng giáo dục”, ông Tùng dẫn giải.

Quyết định số 186/QĐ-TTg ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về danh mục Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo cho biết: Các hoạt động dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn cấp tiểu học được Nhà nước đảm bảo ngân sách, trong đó có lương cho giáo viên. Các cấp học khác - theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập - được tự chủ thu học phí theo cơ chế dịch vụ, để đến năm 2020 tự lo tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định.
vu giai cuu giao vien 100000 dong tac gia cua de xuat nay noi gi 'Giải cứu giáo viên 100.000 đồng’: Học sinh vùng cao nhịn ăn đi học, tiền đâu đóng?

Đó là nhận định của nhiều người trước đề xuất, học sinh tiểu học nên “góp” mỗi tháng 100.000 đồng để “giải cứu giáo viên” ...

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.