Vụ hủy 20.000 viên thuốc trị ung thư: Sở báo cáo gì với Bộ Y tế?

Báo cáo với Bộ Y tế về vụ gần 20.000 viên thuốc trị ung thư bị hủy, Sở Y tế TP HCM thừa nhận các phòng ban còn lúng túng, trong khi Bệnh viện Truyền máu - Huyết học dự trù số lượng thuốc không sát với thực tế...
vu huy 20000 vien thuoc tri ung thu so bao cao gi voi bo y te Vụ hủy 20.000 viên thuốc trị ung thư: Cục Quản lý Dược chưa nhận được báo cáo
vu huy 20000 vien thuoc tri ung thu so bao cao gi voi bo y te Vụ hủy 20.000 viên thuốc trị ung thư: Vì muốn bảo vệ uy tín sản phẩm và doanh nghiệp?
vu huy 20000 vien thuoc tri ung thu so bao cao gi voi bo y te Bộ Y tế nói về vụ hủy 20.000 viên thuốc trị ung thư: Quá lãng phí!

Ngay khi nhập đã biết chắc chắn không sử dụng hết thuốc

Ngày 9/5, ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh (TP HCM) đã ký báo cáo gửi Bộ Y tế, Cục Quản lý Khám chữa bệnh về việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng lô thuốc viện trợ Tasigna tại Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP HCM.

Cụ thể, theo báo cáo của Sở Y tế TP HCM, chương trình sử dụng thuốc viện trợ Tasigna mà Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP HCM đạt được thỏa thuận với nhà tài trợ, Công ty Novartis là chương trình viện trợ có điều kiện: Bệnh nhân không được miễn phí thuốc Tasigna hoàn toàn và bệnh viện không có quyền chủ động sử dụng khi chưa có sự đồng ý và chấp thuận của công ty.

vu huy 20000 vien thuoc tri ung thu so bao cao gi voi bo y te
Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP HCM. Ảnh: Mai Phương

Theo đó, bệnh nhân tham gia chương trình phải đồng chi trả 4% (khoảng 42 triệu đồng/năm). Công ty Novartis kiểm soát việc lựa chọn bệnh nhân theo các tiêu chí của chương trình và quyết định việc cho phép sử dụng thuốc Tasigna đối với những bệnh nhân tham gia, bệnh viện không được tự ý thay đổi hay làm khác quy định của chương trình.

Khi biết số thuốc Tasigna còn 6 tháng nữa là hết hạn, Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP HCM đã chủ động đề nghị Công ty Novartis cho phép mở rộng chương trình đến các bệnh viện trong toàn quốc đang cùng điều trị bệnh lý này bằng thuốc Glivec nhưng công ty không đồng ý và chấp nhận huỷ thuốc nếu không dùng hết.

Giá trị lô thuốc Tasigna tại thời điểm tiêu huỷ năm 2015 là hơn 3,8 tỷ đồng, chứ không phải tính theo giá thời điểm thanh tra (năm 2017) là gần 14 tỷ đồng.

“Bệnh viện đã có thiếu sót không xem lại kỹ dự thảo kết luận thanh tra, phải nghiêm túc rút kinh nghiệm”, báo cáo của Sở Y tế TP HCM nêu rõ.

Quá trình từ lúc tiếp nhận thư đồng ý hiến tặng thuốc đến khi hoàn tất các thủ tục đưa về sử dụng của Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP HCM bị kéo dài, trong khi thuốc Tasigna 200mg có hạn sử dụng ngắn (23 tháng) đã được sản xuất trước đó (NSX 6/2013, HSD 5/2015).

Tại thời điểm Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc (tháng 7/2014), thuốc chỉ còn 10 tháng hạn dùng nhưng Công ty Novartis vẫn gửi hàng về Việt Nam. Trách nhiệm này thuộc về Công ty Novartis và Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP HCM.

Theo báo cáo của bệnh viện thì ngay từ khi nhận được thuốc, bệnh viện đã nhận thức được việc chắc chắn không sử dụng kịp số thuốc vừa nhập trước thời gian hết hạn. Do đó, để hạn chế tối đa số thuốc chưa sử dụng bị hết hạn, bệnh viện đã đưa ra nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề.

Bệnh viện đã tổ chức họp khẩn với tất cả người bệnh kháng thuốc Glivec (có 60 bệnh nhân tham dự) để giải thích cho bệnh nhân lợi ích của việc sử dụng Tasigna. Nhờ đó, số lượng người tham gia chương trình là 26 người (bằng 1/2 so với dự trù).

Đồng thời, bệnh viện đã chủ động đề nghị Công ty Novartis cho phép mở rộng chương trình đến các bệnh viện trong toàn quốc đang cùng điều trị bệnh lý này bằng thuốc Glivec nhưng công ty không đồng ý chuyển số thuốc này đến đơn vị khác theo luật của công ty mẹ và chấp nhận huỷ thuốc nếu hết hạn sử dụng và chuẩn bị lô thuốc mới theo yêu cầu của bệnh viện.

Mặc dù, tháng 5/2015 thuốc hết hạn nhưng tháng 4/2015 bệnh viện đã nhận được lô thuốc mới nên tất cả bệnh nhân đang tham gia chương trình đều được cấp phát thuốc đầy đủ.

Bệnh viện dự trù số lượng thuốc không sát với thực tế

Thông tin về việc thời gian nhập thuốc gần 1 năm, Sở Y tế TP HCM báo cáo cụ thể như sau: Thủ tục qua lại giữa bệnh viện và Novartis ở giai đoạn đầu mất trên 4 tháng 11 ngày.

Sau đó, giai đoạn bệnh viện bổ sung giấy tờ theo yêu cầu của Cục Quản lý Dược mất 25 ngày, bổ sung giấy tờ cho Sở Y tế mất 1 tháng 7 ngày, thời gian Sở Y tế xử lý hồ sơ mất 21 ngày, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP HCM xử lý hồ sơ mất 3 tháng, UBND TP HCM xử lý hết 10 ngày làm việc. Thời gian còn lại là thời gian bệnh viện và Novatis làm thủ tục tiếp nhận và nhận hàng về kho.

“Do đây là lần đầu tiên Sở giải quyết hồ sơ tiếp nhận thuốc viện trợ có điều kiện, nên các chuyên viên của các phòng chức năng thuộc Sở còn lúng túng trong việc trao đổi ý kiến qua lại giữa các phòng và tham mưu cho lãnh đạo Sở, dẫn dến việc chậm xử lý hồ sơ nhận thuốc viện trợ 3 ngày”, báo cáo của Sở Y tế TP HCM thông tin.

Trong báo cáo gửi Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế TP HCM Nguyễn Tất Bỉnh thừa nhận: “Sở Y tế phải rút kinh nghiệm. Đồng thời, Sở Y tế cũng yêu cầu Giám đốc Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP HCM nghiêm túc rút kinh nghiệm sâu sắc trong việc lập kế hoạch dự trù số lượng thuốc đề nghị hiến tặng, không sát với thực tế sử dụng”.

vu huy 20000 vien thuoc tri ung thu so bao cao gi voi bo y te Vụ tiêu hủy gần 20.000 viên thuốc ung thư: 'Đỉnh cao của hành vi hành chính vô cảm!'

Mặc dù trước thềm Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp dự kiến diễn ra vào 17/5 sắp tới không có sự kiện nào mang ...

chọn
5 điểm nổi bật trong quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 - 2030
Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh được quy hoạch lên thành phố trực thuộc Trung ương đến năm 2050. Cùng điểm qua những điểm nổi bật về quy hoạch tỉnh này thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.