Vụ hủy 20.000 viên thuốc trị ung thư: Vì muốn bảo vệ uy tín sản phẩm và doanh nghiệp?

Theo kết luận của Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh, cả nước có 7 bệnh viện được cho mượn, đổi thuốc cho nhau trong trường hợp thuốc chưa về kịp để đảm bảo có thuốc điều trị cho bệnh nhân ung thư.
vu huy 20000 vien thuoc tri ung thu co nhieu benh vien duoc doi thuoc cho nhau Gần 20.000 viên thuốc trị ung thư bị hủy có giá chưa đến 4 tỷ đồng?
vu huy 20000 vien thuoc tri ung thu co nhieu benh vien duoc doi thuoc cho nhau Gần 20.000 viên thuốc trị ung thư bị hủy ở TP HCM có 'giá trị' như thế nào?
vu huy 20000 vien thuoc tri ung thu co nhieu benh vien duoc doi thuoc cho nhau Bộ Y tế nói về vụ hủy 20.000 viên thuốc trị ung thư: Quá lãng phí!

Có 7 Bệnh viện có thể cho nhau mượn thuốc Tasigna

Theo kết luận của Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh, cả nước có 7 bệnh viện thực hiện chương trình thuốc Glivec (Chương trình hỗ trợ thuốc Glivec) và Tasigna (chương trình Tasigna copay, dành cho các bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu mạn dòng tủy), do Công ty Novartis viện trợ. Trong trường hợp thuốc chưa về kịp, 07 bệnh viện này có thể mượn lẫn nhau để đảm bảo có thuốc điều trị cho bệnh nhân ung thư.

vu huy 20000 vien thuoc tri ung thu co nhieu benh vien duoc doi thuoc cho nhau
Trong kết luận của Thanh tra TP HCM, có 07 bệnh viện có thể mượn lẫn nhau để đảm bảo có thuốc ung thư điều trị cho bệnh nhân (Ảnh chụp màn hình)

7 bệnh viện nằm trong danh sách này hồm: Bệnh viện Ung Bướu TP Hồ Chí Minh, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP HCM, ...

Căn cứ vào đề nghị mượn thuốc của đơn vị khác, Giám đốc bệnh viện ký duyệt đồng ý, Trưởng Khoa Dược xuất thuốc và theo dõi để thu hồi thuốc cho mượn.

"Ngoài ra, trong trường hợp thuốc gần hết hạn sử dụng, các bệnh viện cũng đổi thuốc với nhau để tránh tình trạng thuốc đã hết hạn nhưng chưa kịp sử dụng", kết luận của thanh tra TP Hồ Chí Minh nêu rõ.

Việc mượn, cho mượn và đổi thuốc giữa các bệnh viện với nhau là cần thiết, nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị kịp thời cho bệnh nhân.

Để thuốc hết hạn sử dụng là bất khả kháng

Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Phù Chí Dũng, Giám đốc Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP HCM cho biết, việc để thuốc Tasigna hết hạn sử dụng phải tiêu hủy là bất khả kháng, phía bệnh viện cũng đã thực hiện các yêu cầu cần thiết.

vu huy 20000 vien thuoc tri ung thu co nhieu benh vien duoc doi thuoc cho nhau
Ông Phù Chí Dũng, Giám đốc Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP Hồ Chí Minh.

Ông Dũng cho biết thêm, chương trình Tasigna copay (chương trình thuốc dành cho các bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu mạn dòng tủy) là chương trình đầu tiên doanh nghiệp tài trợ thuốc cho bệnh nhân ung thư tại bệnh viện.

“Do đây là chương trình đầu tiên doanh nghiệp tài trợ nên bệnh viện còn nhiều bỡ ngỡ trong việc hoàn thiện các thủ tục pháp lý, công văn hành chính liên quan với các cơ quan quản lý dẫn tới thời gian nhập thuốc về kéo dài”, ông Dũng nói.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp tài trợ chuyển số thuốc có hạn sử dụng không dài so với những loại thuốc thông thường khác cũng là một bất lợi với bệnh viện.

Ngoài những lý do trên, việc bệnh nhân đảm bảo đủ điều kiện tham gia chương trình thuốc của nhà tài trợ cũng được chọn lọc kỹ lưỡng nên giảm nhiều so với dự kiến ban đầu.

vu huy 20000 vien thuoc tri ung thu co nhieu benh vien duoc doi thuoc cho nhau
Thuốc Tasigna 200mg đặc trị ung thư phải tiêu hủy (Ảnh Báo Công lý)

Đồng thời, do quy định của bên tài trợ, bệnh nhân phải chi trả một phần tiền thuốc trợ cấp chứ không được miễn phí hoàn toàn nên đã có một số bệnh nhân từ bỏ chương trình do không có đủ kinh phí chi trả.

Cụ thể, việc trợ cấp thuốc theo từng năm với tỷ lệ doanh nghiệp chi trả 11,5 tháng thuốc còn người bệnh chi trả 0,5 tháng thuốc tương đương với 42 triệu đồng.

“Chính vì thế, chỉ có 26 người được dùng thuốc và chỉ bằng 1/2 so với dự trù ban đầu. Trong khi đó, hạn sử dụng của thuốc chỉ còn 10 tháng nên bệnh viện không sử dụng hết số thuốc vừa nhập”, ông Dũng nói.

Ông Dũng chia sẻ, trước tình hình không sử dụng hết số thuốc của doanh nghiệp tài trợ, phía bệnh viện đã chủ động đề nghị với Công ty Novartis cho phép mở rộng chương trình sang cho các bệnh nhân ở bệnh viện khác hoặc miễn đồng chi trả cho bệnh nhân để tận dụng hết số thuốc nhưng công ty không đồng ý mà chấp nhận việc tiêu hủy vì muốn bảo vệ uy tín sản phẩm và uy tín doanh nghiệp.

“Mặc dù trong lần tài trợ đầu tiên đã phải tiêu hủy gần 20.000 viên thuốc điều trị nhưng Công ty Novartis dự kiến vẫn tiếp tục cung cấp thuốc viện trợ cho các bệnh nhân ung thư”, ông Dũng thông tin.

Ông Dũng cho hay, bệnh nhân được sử dụng thuốc viện trợ là một điều rất tốt bởi mỗi bệnh nhân sẽ được hưởng lợi từ 700-800 triệu đồng mỗi năm.

"Hy vọng trong lần tài trợ tiếp theo, số bệnh nhân được tiếp cận nguồn thuốc sẽ lớn hơn và quy trình thủ tục sẽ nhanh hơn lần đầu,"Giám đốc Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP HCM nói.

Ngày 3/5, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có công văn hỏa tốc yêu cầu Sở Y tế TP. HCM làm rõ vụ BV Huyết học - truyền máu TP. HCM phải tiêu huỷ gần 20.000 viên thuốc tài trợ Tasgina đặc trị ung thư hết hạn sử dụng. Nguyên nhân do chậm trễ trong thủ tục xác nhận viện trợ của các cơ quan có thẩm quyền.

Cục yêu cầu Sở Y tế TP. HCM báo cáo ngay về Bộ trước ngày 7/5.

chọn
5 điểm nổi bật trong quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 - 2030
Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh được quy hoạch lên thành phố trực thuộc Trung ương đến năm 2050. Cùng điểm qua những điểm nổi bật về quy hoạch tỉnh này thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.