Ảnh minh họa. |
Ngày 7/2, Tòa Kinh tế (TAND TP.HCM) tiếp tục phiên tòa xét xử vụ án tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa nguyên đơn là Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Công ty Ánh Dương - đơn vị sở hữu thương hiệu Taxi Vinasun) đối với bị đơn là Công ty TNHH GrabTaxi Việt Nam (Công ty GrabTaxi).
Đáng chú ý là HĐXX xét thấy cần thu thập thêm chứng cứ để làm rõ các nội dung vụ án nên quyết định tạm ngừng xét xử vụ kiện giữa Vinasun và Grab, thời gian mở lại phiên tòa sẽ được thông báo sau.
Trao đổi với chúng tôi sau phiên tòa, Grab Việt Nam tiếp tục khẳng định đơn vị này "luôn nghiêm túc tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành" và "cáo buộc của Vinasun là không có cơ sở".
"Grab Việt Nam luôn nghiêm túc tuân thủ pháp luật trong quá trình triển khai thực hiện Đề án 24.
Chúng tôi chỉ triển khai dịch vụ GrabCar kết nối hoạt động vận tải hành khách bằng xe hợp đồng điện tử tại 5 tỉnh, thành phố được thí điểm theo Đề án 24 đối với loại hình GrabCar.
Đối với các tỉnh, thành ngoài phạm vi được phép theo Đề án 24, Grab Việt Nam thực hiện dịch vụ GrabTaxi (phần mềm hỗ trợ kết nối giữa các đơn vị kinh doanh taxi được cấp phép và hành khách có nhu cầu di chuyển bằng taxi) - phần mềm này đã được đăng ký và cấp giấy phép bởi Bộ Công thương, có phạm vi hoạt động trên toàn quốc", Grab Việt Nam cho hay.
Đơn vị này cũng cho rằng Vinasun cố tình đưa ra thông tin sai lệch không rõ ràng giữa loại hình GrabCar và GrabTaxi tại tòa.
Về việc giá cước thay đổi trong ngày, Grab Việt Nam khẳng định là do nhu cầu tăng cao của hành khách tùy vào khu vực và vào một số thời điểm nhất định trong ngày.
Về cáo buộc thực hiện khuyến mãi tràn lan, Grab Việt Nam cho rằng theo Nghị định 37/2006/NĐ-CP về hoạt động xúc tiến thương mại, các chương trình khuyến mãi không có giải thưởng chỉ cần thông báo đến Sở Công thương mà không cần đăng ký, cũng như không cần phải báo cáo sau khi kết thúc chương trình.
"Chúng tôi đều có thông báo hoặc đăng ký với Sở Công thương, Bộ Công thương trước khi thực hiện chương trình khuyến mãi, và các chương trình này đều được thông báo công khai đến khách hàng.
Trong phiên xét xử ngày 7/2/2018, Vinasun cũng không thể trả lời về bằng chứng cụ thể nào chứng minh chương trình khuyến mãi nào của chúng tôi làm lượng khách hàng của đơn vị này bị sụt giảm và sụt giảm như thế nào", Grab Việt Nam lý giải.
Grab Việt Nam cũng cho biết Vinasun chưa đưa ra được chứng cứ cụ thể nào cho việc sụt giảm lợi nhuận là do hoạt động của Grab.
"Báo cáo kinh doanh của Vinasun cho thấy doanh thu từ vận chuyển hành khách của đơn vị này vẫn tiếp tục tăng nhưng lại bị thua lỗ trong việc đầu tư bất động sản.
Như vậy, việc sụt giảm lợi nhuận là do đầu tư dàn trải, quản lý không hiệu quả, do suy giảm nhu cầu trên thị trường và cả gia tăng chi phí hoạt động doanh nghiệp.
Vinasun không thể dựa vào điều này để quy chụp, cho rằng giảm lợi nhuận là do Grab Việt Nam và buộc chúng tôi phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như trong đơn kiện", Grab Việt Nam nhấn mạnh.
Grab Việt Nam nói Vinasun chỉ lựa chọn nhắm vào đơn vị này để tấn công
Liên quan đến vụ kiện đòi bồi thường hơn 41 tỷ đồng, Grab Việt Nam cho rằng "Vinasun chỉ lựa chọn nhắm vào đơn vị ... |