Đề xuất khởi tố vụ án hình sự sau sự cố sập nhà 43 Cửa Bắc | |
Vụ sập nhà tại Hà Nội: 2 nạn nhân tử vong |
Như đã thông tin, vào khoảng 3h30 phút sáng 4/8, ngôi nhà 4 tầng được sử dụng làm cơ sở nem Xuân Dân ở số 43, phố Cửa Bắc (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) do ông Trần Anh Tuấn (SN 1964, ở Hoàn Kiếm, Hà Nội) làm chủ, đã bất ngờ bị sập.
Theo kết luận điều tra của Công an quận Ba Đình, nguyên nhân ban đầu gây sập nhà là do ngôi nhà được xây dựng từ lâu, móng hầu như không có. Bên cạnh đó, ngôi nhà số 41 Cửa Bắc sát bên đang sửa chữa đào móng, có thể làm ảnh hưởng đến công trình.
Vụ sập nhà ở 43 Cửa Bắc gây sập nhà 4 tầng, 2 người tử vong |
Trao đổi với PV, luật sư Nguyễn Anh Thơm, Trưởng VPLS Nguyễn Anh, Đoàn luật sư Hà Nội cho biết: “Vụ làm sập nhà số 43 phố Cửa Bắc, quận Ba Đình, Hà Nội, khiến 5 người thương vong có dấu hiệu tội phạm, nên cơ quan chức năng cần khởi tố vụ án hình sự. Sau đó, khởi tố bị can… ”.
Theo luật sư Anh Thơm, để khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can, cơ quan chức năng phải điều tra, làm rõ hành vi của từng đối tượng cụ thể trong trường hợp xảy ra vụ sập nhà ở số 43 Cửa Bắc làm 5 người thương vong.
Nếu cơ quan chuyên môn xác định nguyên nhân sự cố sập nhà là do việc thi công đào móng gây ra thì đơn vị thi công (chủ thầu) phải chịu trách nhiệm chính về hậu quả thiệt hại đã gây ra.
Trường hợp chủ nhà có giao kết hợp đồng thuê đơn vị thi công công trình (chủ thầu) là người trực tiếp chỉ đạo việc thi công gây sập nhà ngoài trách nhiệm bồi thường dân sự còn có dấu hiệu tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng. Căn cứ vào qui định thì có thể thấy đơn vị thi công đã không thực hiện đúng các qui định về các biện pháp đảm bảo an toàn với các nhà liền kề.
Luật sư Nguyễn Anh Thơm cho rằng, cần khởi tố vụ sập nhà 43 Cửa Bắc. |
Khi đào móng nếu thấy các móng nhà liền kề yếu thì phải tạm dừng ngay công trình, thực hiện các biện pháp khẩn cấp như di chuyển người, tài sản để đảm bảo an toàn nếu nhà ở có nguy cơ sập đổ, thông báo cho chính quyền địa phương, mời các tổ chức kiểm định chất lượng công trình và đưa ra các giải pháp khắc phục.
Luật sư Anh Thơm chia sẻ, theo thông tin thì đơn vị thi công đã được bà con hàng xóm cảnh báo về nguy cơ mất an toàn cho các công trình liền kề nhưng đơn vị thi công vẫn tiếp tục dùng máy xúc đào móng vào ban đêm. Hậu quả xảy ra thì người được thuê thi công công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hậu quả đã xảy ra.
Luật sư Nguyễn Anh Thơm cũng cho biết, người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại, các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.
Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường. Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại.
Nếu để nhà cửa, công trình xây dựng khác đó bị sụp đổ, hư hỏng, sụt lở gây thiệt hại cho người khác, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng. Căn cứ vào các qui định của Bộ luật dân sự, trường hợp chủ nhà thuê người thi công xây dựng, sửa chữa nhà mà có sự cố sập nhà thì người đó phải chịu trách nhiệm bồi thường.