Vì sao kế hoạch sáp nhập Tiki-Sendo bị dừng lại?

Dịch viêm phổi cấp Covid-19 khiến khoảng cách giữa Tiki-Sendo nới rộng, gián tiếp khiến kế hoạch sáp nhập hai bên dừng lại.

Suốt thời gian qua, tin đồn về việc hai sàn thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam là Tiki và Sendo sáp nhập đã lan truyền rộng rãi. Tuy nhiên, theo thông tin từ Deal Street Asia, kế hoạch sáp nhập đã dừng lại.

Cụ thể, theo một nguồn tin thân cận, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc này đến từ nhiều cổ đông không đồng ý với các điều kiện sau sáp nhập. Cụ thể, JD.com, sàn thương mại điện tử lớn thứ hai Trung Quốc đồng thời là cổ đông chiến lược của Tiki.

Một giám đốc cấp cao khác tiết lộ thủ phạm của việc "hủy kèo" chính là Covid-19. Dịch bệnh đã khiến khoảng cách giữa hai sàn thương mại điện tử tiếp tục tăng, trong khi hai bên đã thống nhất các điều kiện sáp nhập trước đó.

"Trong giai đoạn dịch bệnh hoành hành, tỉ lệ sáp nhập biến động theo hướng có lợi cho Tiki, song nhiều nhà đầu tư cho rằng thỏa thuận không có ý nghĩa chiến lược với công ty", vị giám đốc điều hành trên tiết lộ.

Tỉ lệ sáp nhập dịch chuyển theo hướng có lợi cho Tiki, vụ sáp nhập Tiki-Sendo đã 'hủy kèo' - Ảnh 1.

Tiki và Sendo sẽ không sáp nhập. (Ảnh: Dealstreetasia).

Tháng 8/2019, Tiki công bố cơ cấu cổ đông, trong đó 51,33% tỉ lệ sở hữu công ty thuộc về người Việt. Trong khi đó cổ đông Trung Quốc và Hong Kong (Trung Quốc) chỉ nắm 26,16%.

Hai công ty đã ở rất gần nhau trước khi thông báo hủy sáp nhập. Thậm chí một số nguồn tin nói rằng các nhóm, hệ thống đã nhập làm một và một số nhân viên Sendo sắp chuyển sang làm việc tại văn phòng Tiki.

Một giám đốc cấp cao khác cho rằng các nhà sáng lập hai bên hỗ trợ một cách tích cực quá trình sáp nhập. Tuy nhiên các bên, bao gồm VNG (cổ đông lớn Tiki) cho rằng Covid-19 đã phủ nhận các lợi thế chiến lược sáp nhập.

Cả Tiki, Sendo và JD.com đều không có bình luận gì về những thông tin mà giới truyền thông công bố.

Sự hợp nhất giữa Tiki và Sendo là một trong những thông tin đáng chờ đợi nhất đối với cộng đồng khởi nghiệp trong năm qua. Nếu vụ việc thất bại, việc gọi vốn cho các vòng tiếp theo có thể sẽ khó khăn hơn, do qui mô của các doanh nghiệp Việt nhỏ hơn so với các đối thủ lớn trong khu vực.

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.