Tiết lộ vốn nước ngoài đầu tư vào 2 sàn thương mại điện tử Tiki và Sendo trước khi sáp nhập

Sau đợt tăng vốn gần đây, hơn 1/2 cổ phần Tiki đang nằm trong tay các cổ đông nước ngoài. Tại Sendo, vốn ngoại cũng đang chiếm hơn 65%. Trước thương vụ sáp nhập, nhiều người lo ngại liên minh thương mại điện tử vốn của Việt Nam, có thể sẽ về tay doanh nghiệp ngoại.

Tiki tăng gấp đôi vốn nhờ cổ đông ngoại

Công ty Cổ phần Tiki, đơn vị vận hành trang thương mại điện tử Tiki.vn, vừa công bố thay đổi nội dung đăng kí doanh nghiệp mới vào ngày 28/5. Lần này, Tiki gần như tăng gấp đôi vốn điều lệ, từ gần 191 tỉ đồng lên hơn 208 tỉ đồng.

Trước đó, theo thông tin từ DealStreetAsia, nhiều khả năng biến động cổ đông và động thái tăng vốn của Tiki ngày 28/5 vừa qua, có liên quan tới diễn biến doanh nghiệp này vừa huy động thành công 130 triệu USD.

Trong lần biến động này, danh sách cổ đông nước ngoài được nối dài thêm 3 cái tên đến từ quần đảo Cayman, Ấn Độ và Singapore. Success Elite Holdings Limited lần đầu rót tiền gần 10,4 tỉ đồng đổi lấy 4,973% tỉ lệ cổ phần tại Tiki. Sakshi Jawa rót cho Tiki hơn 266 triệu đồng để mua về 0,128% cổ phần. Henry Low Kwee Kok chỉ bỏ ra hơn 22 triệu đồng là đổi lấy 0,011% tỉ lệ cổ phần của Tiki.

Ngoài ra, một số cổ đông cũ cật lực bỏ thêm tiền cho sàn thương mại điện tử này trước thềm sáp nhập với Sendo. Cổ đông Ubiquitous Traders Pte Ltd chi thêm hơn 6,2 tỉ đồng để có được 10,94% tỉ lệ cổ phần, thay vì chỉ 8,681% như trước đó.

Stic 4Th Industrial Revolution Fund đến từ Hàn Quốc cũng đổ thêm gần 900 triệu đồng để sở hữu 1,392% tỉ lệ cổ phần. Ông Huan Dinh Nguyen rót thêm số tiền tương đương để nâng mức tỉ lệ cổ phần từ 0,379% lên 0,794%.

Vốn ngoại chiếm hơn 50% Tiki và 65% Sen Đỏ, liệu đây còn là sàn thương mại điện tử của Việt Nam? - Ảnh 1.

Vốn chủ sở hữu của Tiki tăng gần gấp đôi sau đợt biến động vào cuối tháng 5 vừa rồi. (Ảnh: DealStreetAsia).

Như hẹn nhau trước, trong cuối tháng 5, Công ty Cổ phần Công nghệ Sendo cũng thông báo tăng vốn điều lệ, nhưng chỉ nhích nhẹ từ 105,7 tỉ đồng lên 114,169 tỉ đồng. Sàn thương mại điện tử này được DealStreetAsia đồn đoán rằng sẽ trở thành "một nửa" của Tiki.

Trong số 3 cổ đông mới rót tiền đợt này, Sendo cũng ghi danh Success Elite Holdings Limited. Cổ đông này rót đến hơn 2,3 tỉ đồng để đổi lấy 2,04% tỉ lệ cổ phần.

Vốn ngoại chiếm hơn 1/2 tại Tiki

Tính đến thời điểm hiện tại, JD.com vẫn là cổ đông ngoại lớn nhất trong Tiki. Nhà đầu tư Trung Quốc vẫn giữ nguyên 41,7 tỉ đồng trong Tiki và chiếm 20,031%. Từ khi bơm tiền vào sàn thương mại điện tử này vào cuối tháng 4/2018, JD.com luôn giữ vững vị trí quán quân trong dòng tiền ngoại góp vốn cho Tiki.

Sau đợt tăng vốn lần này, Ubiquitous Traders Pte Ltd đến từ Singapore vươn lên thành cổ đông ngoại lớn thứ 2 của Tiki.

Đầu tư lần đầu, Success Elite Holdings Limited đến từ quần đảo Cayman đã trở thành cổ đông ngoại lớn thứ 3. Đây là công ty có trụ sở tại quần đảo Cayman, chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn điều hành và tư vấn quản lí để thúc đẩy khả năng mở rộng, và đảm bảo tính bền vững cho các giám đốc điều hành, nhà đầu tư và tổ chức tương ứng. 

Success Elite có tuổi đời lên tới 60 năm, đang hoạt đông tại 6 quốc gia và hoàn thành 143 dự án.

Công ty Cổ phần VNG tiếp tục không rót tiền vào sàn thương mại điện tử này. Tỉ lệ cổ phần của VNG tại Tiki ghi nhận hồi cuối tháng 3/2020 là 24,25%. Lần đầu tiên, Tiki nhận khoản đầu tư từ VNG là vào tháng 5/2016 với 17 triệu USD cho 38% cổ phần. Từ đó, VNG trở thành cổ đông lớn nhất tại sàn thương mại điện tử này.

Thế nhưng từ trước đến nay, VNG chỉ tham gia một lần rót vốn trong đợt chào bán riêng lẻ của Tiki vào đầu năm 2018, rót thêm 120 tỉ đồng. Đến cuối tháng 11/2028, tỉ lệ sở hữu chỉ còn 28,88%.

Hiện tại, cổ đông nước ngoài đang chiếm đến 54,501% tỉ lệ cổ phần tại Tiki, gần bằng mức hồi cuối tháng 6/2019. Ông Trần Ngọc Thái Sơn vẫn giữ chức Chủ tịch HĐQT và người đại diện theo pháp luật của sàn thương mại điện tử này.

Vốn ngoại chiếm hơn 50% Tiki và 65% Sen Đỏ, liệu đây còn là sàn thương mại điện tử của Việt Nam? - Ảnh 2.

Tại Tiki, JD.com của Trung Quốc vẫn tiếp tục là cổ đông quan trọng trong nhiều năm qua. (Đồ hoạ: Tất Đạt).

Như vậy, chỉ sau gần 3 năm chính thức mở cửa đón vốn ngoại, Tiki đã để cửa cho các cổ đông nước ngoài nâng mức sở hữu từ 14,45% lên hơn 50% với 20 cái tên góp mặt trong danh sách. 

Người Việt chỉ nắm gần 35% Sendo

Trong cơ cấu cổ đông của Sendo, sự phân chia tỉ lệ cổ phần không quá dàn trải như Tiki. Sàn thương mại điện tử này đang có 16 cổ đông ngoại, trong đó có đến 2 cổ đông chiếm hơn 10%.

Rót gần 25 tỉ vào Sen Đỏ, SBI E Vietnam Pte. Ltd có trụ sở tại Singapore đang nắm trong tay 21,68% tỉ lệ cổ phần. Đây là công ty thuộc quỹ đầu tư SBI Ven Capital thuộc Tập đoàn SBI.

Quỹ này điều hành các quỹ đầu tư tư nhân, tập trung chủ yếu vào khu vực châu Á và cũng cung cấp hỗ trợ và thúc đẩy cho sự gia nhập châu Á của các doanh nghiệp dịch vụ tài chính, các doanh nghiệp liên quan đến công nghệ sinh học của Tập đoàn SBI.

Tập đoàn SBI đã thiết lập một hệ thống hợp tác với các đối tác địa phương lớn ở các thị trường như Singapore, Malaysia, Brunei, Indonesia, Ấn Độ, Việt Nam, Campuchia, Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan, Hàn Quốc, Nga, Mỹ và Trung Đông,…

Cũng nằm trong hệ sinh thái của Tập đoàn SBI, cổ đông SBI Ai&Blockc Hain Investment Lps chi gần 700 triệu đồng để mua về 0,61% tỉ lệ cổ phần của Sendo.

Cổ đông ngoại lớn thứ 2 của sàn thương mại điện tử này là Econtext Asia Limited đến từ Hong Kong. Có tuổi đời hơn 20 năm, Econtext Asia là một công ty con chiến lược của Digital Garage Group, cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến và giải pháp thương mại điện tử.

Dù thế, công ty chỉ tập trung hợp tác với các công ty địa phương ở Trung Quốc và Việt Nam để phát triển các doanh nghiệp thương mại điện tử. Còn tập đoàn mẹ Digital Garage Group lại đến từ Nhật, chuyên phát triển các mối kinh doanh về kĩ thuật số, tài chính và tiếp thị.

Chưa rõ các nhà đầu tư trong nước của Sendo gồm những ai, nhưng FPT Online, đơn vị khai sinh ra sàn thương mại điện tử này đang giảm cổ phần kỉ lục. Khi mới tách Sendo ra hoạt động độc lập, tập đoàn mẹ FPT chiếm tới 99,99% vốn chủ sở hữu.

Gọi vốn ngay khi tách đàn, FPT Online chỉ giữ lại 27,27% tỉ lệ cổ phần vào cuối năm 2014. Nhưng đến cuối năm 2017, chỉ còn 4,12% cổ phần đứng tên FPT Online. Đến cuối năm 2019, tỉ lệ này vẫn không thay đổi.

Vốn ngoại chiếm hơn 50% Tiki và 65% Sen Đỏ, liệu đây còn là sàn thương mại điện tử của Việt Nam? - Ảnh 3.

Với Sendo, FPT Online chỉ còn giữ lại vỏn vẹn hơn 4% cổ phần. (Đồ hoạ: Tất Đạt).

Như vậy, sau 4 năm chính thức nhận vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài, Sendo chỉ giữ lại chưa tới 35% vốn Việt trong vốn chủ sở hữu. Từ mức 38,22% tỉ lệ cổ phần, đến nay các cổ đông nước ngoài đã nâng con số này lên gần gấp đôi, chiếm tới 65,05% tại Sendo.

Hồi đầu tháng 6, trang DealStreetAsia đưa tin Tiki và Sendo đã bước đầu đạt được thoả thuận sáp nhập. Cách đây 4 tháng, trang này cũng cho biết cả Sendo và Tiki đã đạt được thỏa thuận sáp nhập.

Nếu thương vụ hoàn tất, sàn thương mại điện tử mới của Tiki và Sendo sẽ có lượt truy cập trang web lên đến 41,58 triệu lượt, tính theo thống kê của SimilarWeb hồi quý I/2020.

Còn theo thống kê từ iPrice, thị phần thương mại điện tử Việt Nam dành đến 65% cho Tiki, Sendo, Thế Giới Di Động. Nếu liên minh Tiki - Sendo ra đời, đây sẽ là một đối trọng thật sự đối với Lazada và Shopee.

chọn
Nơi quy hoạch tổ hợp nhà ở của HanoiHouse tại ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu
Tại góc ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu có một khu đất hơn 0,2 ha, được quy hoạch cho dự án nhà ở thấp tầng và cao tầng. Chủ cũ của dự án này trước đây là Indeco, sau nhiều năm chậm triển khai đã chuyển giao cho chủ mới là HanoiHouse.