Trong quý I, khi dịch bệnh Covid-19 bắt đầu diễn biến phức tạp, người tiêu dùng hạn chế đi lại, thương mại điện tử được dự đoán đứng trước cơ hội để tăng tốc. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng tận dụng được thời cơ này.
Báo cáo về lượng truy cập của các website thương mại điện tử tại Việt Nam trong quý I do iPrice Insights phối hợp Similar Web thực hiện, cho biết ngoài Shopee, ba sàn mua sắm trực tuyến lớn hàng đầu là Tiki, Lazada và Sendo đều sụt giảm lượng truy cập.
Trong quý I, Shopee đạt 43,2 triệu lượt truy cập website mỗi tháng, tăng thêm 5,2 triệu lượt/tháng so với quý IV/2019. Sàn thương mại điện tử của SEA sau quý thứ 3 liên tiếp tăng trưởng lượng truy cập website vẫn vững vàng ở vị trí dẫn đầu thị trường và nới rộng khoảng cách với các đối thủ.
Trong khi đó, lượng truy cập vào website của Lazada Việt Nam và Sendo trong 3 tháng đầu năm lần lượt giảm 7,3 triệu lượt/tháng và 9,6 triệu lượt/tháng so với quý gần nhất. Tiki cũng sụt giảm lượng truy cập nhưng mức giảm chỉ 0,5 triệu lượt/tháng.
Nếu so với quý I/2019, chỉ số truy cập của Tiki tăng nhẹ 0,1 triệu lượt/tháng. Còn Lazada và Sendo mất 1,4-4,5 triệu lượt truy cập mỗi tháng. Mức giảm trung bình của 3 sàn này so với cùng kỳ năm trước là 9%.
Nhờ việc không sụt giảm mạnh như đối thủ, Tiki giành lấy vị trí thứ hai trên bảng xếp hạng quý I về lượng truy cập với 24 triệu lượt/tháng. Vị trí thứ ba và thứ tư lần lượt thuộc về Lazada (19,8 triệu lượt/tháng) và Sendo (17,6 triệu lượt/tháng).
Đại diện iPrice lí giải một phần nguyên nhân các trang thương mại điện tử hụt hơi trong quý I do các sàn tiết chế các hoạt động quảng cáo và khuyến mãi trong mùa dịch.
“Thay vào đó, họ đẩy mạnh livestream và game trên ứng dụng và mạng xã hội. Mục đích của hoạt động này để tận dụng lúc người tiêu dùng ở nhà, có nhiều thời gian ngồi trước màn hình nhằm tăng tương tác, tăng độ gắn kết với khách hàng, đồng thời thử nghiệm tính năng mới”, báo cáo nhận định.
Ngoài yếu tố chiến lược hoạt động chủ quan của các doanh nghiệp, iPrice cho rằng một nguyên nhân khách quan khiến các sàn thương mại điện tử chưa tận dụng được cơ hội trong quý I là nhu cầu mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng thay đổi liên tục, khó đoán trước trong mùa dịch.
Dữ liệu của đơn vị nghiên cứu này cho hay hai ngành hàng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và bách hóa tăng trưởng nóng trong quý I. Cụ thể, trong tháng 2, nhu cầu tìm mua online các sản phẩm khẩu trang, nước rửa tay tăng hơn 600% so với tháng 1.
Sang tháng 3, khi người tiêu dùng ở nhà nhiều hơn, bách hóa trở thành mối quan tâm số một. Kết quả là lượng truy cập website của chuỗi Bách Hóa Xanh trong 3 tháng đầu năm tăng gần 50% so với quý gần nhất.
Tuy nhiên, những ngành hàng này lại chưa được các doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam quan tâm. Trong top 50 website mua sắm trực tuyến tại Việt Nam, chỉ có hai trang chuyên doanh hàng tạp hóa của Bách Hóa Xanh và BigC.
Con số này thấp hơn nhiều so với 10 website chuyên kinh doanh thiết bị di động và 7 website bán hàng thời trang. Trong mùa dịch, thời trang hay điện máy vốn có vị thế “con gà đẻ trứng vàng” của thị trường thương mại điện ngược lại chịu ảnh hưởng tiêu cực vì dịch bệnh.
Thống kê quý I của iPrice cho thấy các website mua sắm thời trang trực tuyến chứng kiến lượng truy cập sụt giảm trung bình 38% so với quý IV/2019.
Các website chuyên kinh doanh điện máy cũng chịu tình cảnh tương tự khi lượng truy cập tháng 2 giảm 17% so với tháng 1. Sang tháng 3, nhu cầu mua sắm trực tuyến với ngành hàng này tăng trở lại khi người tiêu dùng quan tâm các sản phẩm laptop, màn hình, microphone để học tập và làm việc tại nhà.
“Như vậy, sau quý I, thị trường thương mại điện tử chuyển biến do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Điều này vừa mang đến các cơ hội mới, vừa đặt ra thách thức cho các đơn vị thương mại điện tử với yêu cầu phải nhanh nhạy và luôn sẵn sàng thay đổi”, báo cáo cho hay.
Các website chuyên kinh doanh điện máy cũng chịu tình cảnh tương tự khi lượng truy cập tháng 2 giảm 17% so với tháng 1. Sang tháng 3, nhu cầu mua sắm trực tuyến với ngành hàng này tăng trở lại khi người tiêu dùng quan tâm các sản phẩm laptop, màn hình, microphone để học tập và làm việc tại nhà.
Theo quan sát của iPrice, 4 sàn lớn Shopee, Tiki, Lazada, Sendo đến tháng 3 mới bắt đầu tập trung đẩy mạnh các mặt hàng bách hóa, chăm sóc sức khỏe phục vụ mùa dịch. Trước đó, các ngành hàng thời trang, điện máy, mĩ phẩm vẫn chiếm vị trí chủ đạo trên trang chủ và trong các chiến dịch khuyến mãi.
“Chỉ sau khi các sàn bắt đầu chuyển dịch mặt hàng theo các nhu cầu mới của thị trường thì đến cuối quý I, lượng truy cập vào website mới đồng loạt tăng trở lại, cho thấy những dấu hiệu khởi sắc cho thị trường thương mại điện tử thời gian tới”, chuyên gia của iPrice dự báo.
Một ví dụ khác về kết quả từ việc nắm bắt cơ hội mùa dịch là những website bán hàng mỹ phẩm kinh doanh thêm thêm khẩu trang và nước rửa tay khô có lượng truy cập quý I tăng trung bình 32% so với quý IV/2019. Ngược lại, các trang web chỉ thuần bán mĩ phẩm ghi nhận mức tăng thấp hơn hẳn 10%.
Đô thị 08:29 | 13/07/2020
Nhà đất 08:06 | 13/07/2020
Kinh doanh 08:03 | 13/07/2020
Đô thị 08:03 | 13/07/2020
Kinh doanh 09:07 | 29/06/2020
Đô thị 06:02 | 29/06/2020
Du lịch 06:00 | 29/06/2020
Tiêu dùng 20:34 | 28/06/2020