Vụ VN Pharma: Vì sao bị luân chuyển vẫn lên cục phó?

Bộ Y tế khẳng định việc ông Nguyễn Tất Đạt bị luân chuyển khỏi vị trí trưởng phòng Quản lý kinh doanh sau đó lên Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược không có gì sai.

Đây là khẳng định của ông Chu Đăng Trung, Trưởng phòng Thông tin và truyền thông, Cục Quản lý dược tại buổi thông tin với báo chí chiều nay, sau phiên phúc thẩm vụ án liên quan đến VN Pharma.

Báo VietNamNet đặt câu hỏi: Liên quan đến sai phạm trong vụ VN Pharma, tại sao ông Nguyễn Tất Đạt và ông Phan Công Chiến bị xử lý vi phạm mà sau này vẫn được bổ nhiệm làm Phó cục trưởng và Trưởng Phòng Kinh doanh?

vu vn pharma vi sao bi luan chuyen van len cuc pho

Ông Nguyễn Tất Đạt, Phó cục trưởng Cục Quản lý dược

“Trách nhiệm của các cá nhân liên quan đến thuốc H-Capital đã được cơ quan điều tra kết luận là không có vi phạm. Với khuyến nghị của cơ quan điều tra, để đảm bảo khách quan trong xem xét nhập khẩu thuốc, Cục đã chuyển khỏi vị trí công tác liên quan. Do đó không có việc giẫm chân lên nhau giữa thăng chức và xử lý kỷ luật”, ông Trung nói.

Ông Trung cho biết, theo quy định, trách nhiệm đối với vi phạm nào thì thực hiện xử lý vi phạm đó. Thời điểm xảy ra vụ VN Pharma, ông Đạt là Trưởng Phòng Kinh doanh của Cục, còn ông Chiến là nhóm trưởng Nhóm thẩm định pháp chế.

Cục đã luân chuyển ông Nguyễn Tất Đạt thôi phụ trách Phòng Quản lý kinh doanh dược; ông Phan Công Chiến thôi làm nhóm trưởng; bà Lê Thúy Hương không được phân công tham gia thẩm định bất kỳ loại hồ sơ nào tại Cục.

Đồng thời cắt tất cả danh hiệu thi đua đối với tập thể và cá nhân có liên quan thuộc Phòng Quản lý kinh doanh dược; xử lý hành chính, yêu cầu các cán bộ liên quan và chuyên gia thẩm định báo cáo, giải trình và nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc.

Sau này ông Nguyễn Tất Đạt được bổ nhiệm làm Phó cục trưởng Cục Quản lý dược, ông Chiến được bổ nhiệm làm Trưởng Phòng Kinh doanh dược.

Hồ sơ không đồng nhất sao gọi là tinh vi?

Báo chí đặt câu hỏi: Hồ sơ thuốc H-Capital không có sự đồng nhất, vênh nhau thì không thể gọi là tinh vi, vậy sao vẫn “qua mặt” được Cục Quản lý dược?

Ông Trung giải thích, tinh vi ở đây là liên quan đến giấy tờ pháp lý, làm giả chữ ký, con dấu cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ngoại giao tại nước ngoài, qua mặt cơ quan công chứng Việt Nam.

“Các hành vi này tinh vi đến mức chỉ khi trong giai đoạn điều tra chuyển sang Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an mới phát hiện ra”, ông Trung thông tin.

Liên quan đến 7 loại kháng sinh khác của VN Pharma, ông Trung khẳng định đến nay vẫn chưa có thuốc nào được nhập vào Việt Nam, tất cả được rút số đăng ký kịp thời.

Đề cập đến trách nhiệm “gác cửa”, ông Trung cho rằng việc cấp số đăng ký, cấp phép cho 8 thuốc này vào Việt Nam mới chỉ là khâu tiền kiểm. Sau đó Cục còn phải thực hiện một loạt quy định khác để quản lý chất lượng thuốc: Kiểm tra 100% lô thuốc nếu công ty có tiền sử vi phạm, giám sát mẫu trên thị trường, phối hợp cơ quan quản lý các nước tiếp nhận thông tin về thực trạng lưu hành; phối hợp liên ngành giám định chất lượng.

Trong trường hợp phát hiện ra phải thực hiện thu hồi, tiêu huỷ, không cho phép sử dụng cho người.

Riêng vụ VN Pharma, trước khi cấp phép nhập khẩu đã căn cứ vào hồ sơ pháp lý được Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, phòng công chứng xác nhận. Bộ đã lập hội đồng thẩm định chuyên môn. Thuốc sau đó đã vào Việt Nam nhưng kịp thời phát hiện ra sai phạm trước khi lưu hành.

“Chúng tôi đã làm hết trách nhiệm để ngăn thuốc ra thị trường. Chúng tôi cũng đã giải đáp hết tất cả những vấn đề công luận và HĐXX cho rằng có liên quan đến trách nhiệm của mình”, ông Trung khẳng định.

Tag:
chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.