Theo phản ánh của người dân hai xã Tiêu Động và La Sơn huyện Bình Lục, Hà Nam, nhiều năm nay công ty TNHH nông nghiệp và xây dựng Đông Xuân (công ty Đông Xuân) có trang trại nuôi lợn đóng trên địa phương xả nước thải từ chăn nuôi trực tiếp ra môi trường khiến hệ thống kênh, mương khu vực xung quanh đen ngòm, đặc kín phân lợn, làm nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Nước đen, đặc kín phân khiến các loài thủy sinh, cá tôm đều bị tiêu diệt. Nhất là những ngày nắng nóng khiến mùi hôi thối bốc lên mỗi lúc càng thêm nồng nặc.
“Trang trại chăn nuôi của Công ty Đông Xuân hoạt động trên quê hương chúng tôi từ lâu, trước đây nuôi ít lợn thì lượng nước thải chảy ra kênh mương ít.
Nhưng không hiểu vì lý do gì từ năm 2012 đến nay, Công ty này liên tục xả phân lợn và nước thải trực tiếp ra kênh thủy lợi khiến người dân chúng tôi vô cùng bức xúc.” bà T.T.L cho biết.
Nước đen, đặc kín phân lợn. |
Người dân địa phương cũng cho rằng, việc phân lợn theo dòng chảy thải ra ruộng khiến họ quanh năm bị mất mùa, cây lúa không thể phát triển được.
Ông Nguyễn Thanh Ng (ở thôn Tiên Quán, xã La Sơn) bất bình cho biết: Khi dân lấy nước vào ruộng gieo cấy thì cây mạ bị chết dần, năng suất lúa bị giảm hẳn.
Kênh thủy lợi giờ đen ngòm, mỗi khi có gió nồm thổi qua là cả khu vực dân Tiêu Động phải gánh chịu mùi hôi thối, còn lúc gió thổi xuôi thì người dân xã La Sơn phải "gánh" chịu "hậu quả".
Để làm rõ thêm vấn đề này, chúng tôi có buổi làm việc với bà Nguyễn Thị Huệ giám đốc công ty Đông Xuân. Bà Huệ cho biết, công ty của bà hoạt động từ năm 2009, nằm ở giữa cánh đồng khu Ba Hàng, được phân thành 3 khu với diện tích hơn 10ha, hiện nuôi khoảng 7.000 con lợn.
Trước khi trang trại đi vào hoạt động thì công ty đã đầu tư hệ thống hầm bioga và khu xử lý chất thải. Tuy nhiên do lượng lợn tăng dần qua các năm nên hầm bioga tải không xuể và bị hỏng không sử dụng nữa.
Cần đến 9 con lợn tạ để mua chiếc iPhone 7, còn 1 con chỉ ngang 2 điếu xì gà Cohiba |
Khi phóng viên trao đổi về việc nước thải chăn nuôi của công ty xả thải ra môi trường làm ảnh hưởng đến môi trường và sản xuất nông nghiệp của địa phương, bà Huệ lại cho rằng việc xả thải chỉ giúp lúa tốt hơn.
Theo bà Huệ, trước đây người dân còn phải đi xin phân lợn về ủ để bón cho ruộng lúa nên việc xả thải ra dòng sông không ảnh hưởng gì đến năng suất lúa của người dân cả.
Chính quyền xã không đủ thẩm quyền xử lý…
Trao đổi với phóng viên, ông Bùi Hữu Liêm - Chủ tịch UBND xã Tiêu Động cho biết: Công ty Đông Xuân được UBND tỉnh Hà Nam chấp thuận Dự án và chính thức chăn nuôi lợn vào năm 2009, có đầy đủ thủ tục pháp lý, đánh giá tác động môi trường.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, người dân trong xã đã có ý kiến về trại nuôi lợn của Công ty Đông Xuân bốc mùi hôi thối, gây ô nhiễm môi trường nước ở các buổi tiếp xúc cử tri của xã và huyện.
“Mặc dù trang trại lợn của công ty Đông Xuân nằm trên địa bàn xã, tuy nhiên UBND xã lại không có thẩm quyền kiểm tra, xử lý và chỉ kiến nghị qua các lần họp, tiếp xúc cử tri với huyện. Còn việc để xác định trại lợn có ô nhiễm hay không, xử lý như thế nào thì trách nhiệm thuộc về các cấp, ban, ngành được giao”. Ông Liêm cho biết thêm.
Công ty Đông Xuân từng bị xử phạt về vấn đề môi trường. |
Theo tìm hiểu của phóng viên, công ty Đông Xuân gây ô nhiễm trong thời gian dài và đã từng bị Bộ công an vào cuộc xử phạt hàng trăm triệu đồng.
Cụ thể, vào năm 2014, Công ty Đông Xuân đã bị Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) xử phạt 228 triệu đồng. Lý do là xả chất thải ra môi trường vượt ngưỡng cho phép và buộc Công ty Đông Xuân phải có các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do Công ty gây ra.
Công văn hỏa tốc: Kêu gọi toàn dân ăn thịt lợn
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường vừa mới gửi công văn hỏa tốc kêu gọi các Bộ ngành, các địa phương… hãy chung tay ... |