Xăng, dầu giảm sâu: Cước vận tải vẫn đứng im

Giá xăng, dầu trong nước đang giảm sâu, ở mức thấp kỷ lục trong hơn 10 năm qua, thế nhưng giá cước vận tải vẫn không có dấu hiệu giảm, thậm chí còn tăng. Nghịch lí chỉ muốn tăng không muốn giảm, bất chấp thực tế của giá cước vận tải cho thấy nhiều bất cập trong quản lí, điều tiết thị trường.
Xăng, dầu giảm sâu: Cước vận tải vẫn đứng im - Ảnh 1.

Mua bán xăng, dầu trên phố Nguyên Hồng (Ảnh: Hải Linh).

Kẻ vui, người buồn

Ngày 28/4, giá xăng dầu tiếp tục giảm lần thứ 8, xuống mức thấp kỷ lục trong nhiều năm. Theo đó, giá xăng E5 RON92 10.942 đồng/lít, xăng RON95 11.631 đồng/lít, dầu Diesel 9.941 đồng/lít. Tổng cộng sau 8 lần giảm giá, giá xăng dầu hiện nay đã thấp hơn từ 40 - 49% so với thời điểm đầu năm 2020. Xăng dầu giảm giá sâu là niềm vui với người làm dịch vụ vận tải, nhưng cũng khiến không ít người dân thắc mắc, bức xúc.

Anh Trần Văn Thắng, tài xế Grabbike tại khu vực ga Hà Nội cho biết, khi được TP nới lỏng giãn cách xã hội, tài khoản trên ứng dụng của anh được mở khóa chở khách. Việc giá xăng rẻ giúp anh tiết kiệm thêm được vài chục nghìn mỗi ngày. "Trước Tết, chiếc xe Wave của tôi phải đổ 80.000 đồng mới đầy bình xăng, bây giờ chưa lần nào đến 50.000 đồng" - anh Thắng phấn khởi nói.

Hiệu suất vận chuyển hàng hóa trong dịch Covid-19 thấp nhưng DN vẫn phải chịu các chi phí cố định như phí giao thông đường bộ, lương cho tài xế… nên DN vận tải chưa giảm hoặc mức giảm cược dịch vụ không nhiều.

Chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc

Với tài xế taxi, chi phí tiết kiệm được từ việc xăng rẻ còn rõ rệt hơn. Anh Phạm Duy Tùng, 29 tuổi, tài xế taxi chia sẻ, chiếc xe ô tô 5 chỗ ngồi của anh tiêu thụ khoảng 7 - 8 lít xăng/100km. Với giá nhiên liệu như hiện nay, cứ 100km lại tiết kiệm được 60.000 đồng; bình quân mỗi ngày làm việc, bớt được 120.000 đồng chi phí xăng dầu. 

"Sau dịch bệnh, khách ít hơn, mọi thứ đều khó khăn nên tiết kiệm ra được đồng nào hay đồng đấy" - anh Tùng tâm sự.

Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui của cánh tài xế kinh doanh vận tải, nhiều người dân tỏ ra không hài lòng khi giá xăng giảm sâu nhưng cước taxi, xe ôm công nghệ lại không hề giảm. Chị Nguyễn Thu Hiền, trú tại phố Nguyễn Văn Lộc (quận Hà Đông) thường xuyên sử dụng Grabbike di chuyển từ nhà đến công ty tại khu vực Ngã Tư Sở. 

Chị Hiền cho hay, mỗi lượt đi như vậy tốn khoảng 30.000 đồng tiền cước; ngày 2 lượt hơn 60.000 đồng. "Không hiểu sao giá xăng giảm mạnh mà cước phí vẫn giữa nguyên, thậm chí có lúc còn tăng" - chị Hiền thắc mắc.

Tương tự, cước phí các dịch vụ như: Xe khách liên tỉnh, taxi truyền thống, vận tải hàng hóa… cũng đều đang giữ giá, không bớt một xu nào. Thậm chí, trong đợt nghỉ lễ 30/4 - 1/5 vừa qua, nhiều nơi giá cước vận tải khách còn tăng vùn vụt. 

Nhiều chuyên gia cho rằng, trong khi giá nhiên liệu giảm sâu kỷ lục, cước vận tải vẫn cao ngất ngưởng là một nghịch . Xăng dầu chiếm tới 30 - 40% tỉ lệ cấu thành chi phí vận tải, có ảnh hưởng quyết định đến giá cước. Vậy vì sao giá cước vận tải lại không được điều chỉnh phù hợp với biến động giá xăng dầu?

Thiếu bàn tay điều tiết

giải cho câu hỏi nêu trên, TS giao thông đô thị Đặng Minh Tân cho rằng: "Trong khi giá xăng dầu đã được Nhà nước điều chỉnh theo biên độ 15 ngày/lần thì giá cước vận tải lại gần như bị "bỏ quên". Thiếu bàn tay điều tiết của cơ quan quản thì đừng bao giờ hi vọng giá cước vận tải lên xuống nhịp nhàng với giá nhiên liệu".

Giá cước vận tải phải được tính toán một cách bài bản, dài hơi dựa trên quan hệ cung - cầu và rất nhiều yếu tố cấu thành khác, sự biến động của giá xăng dầu chỉ là một phần trong đó. Việc các DN vận tải chưa giảm giá cước vào thời điểm sau dịch bệnh vì muốn bù đắp tổn thất là có thể hiểu được nhưng cũng cần tính tới lợi ích người dân.

Giám đốc điều hành Học viện Quản trị kinh doanh & Truyền thông Sage Nguyễn Văn Phương

Phía các đơn vị, cá nhân kinh doanh vận tải thì viện cớ sau dịch bệnh còn nhiều khó khăn nên chưa tính tới chuyện giảm giá cước. Tài xế Grabcar Vũ Quang Huy lí giải: "Chi phí xăng dầu chỉ chiếm một phần nhỏ trong nhiều chi phí mà chúng tôi đang phải gánh, đặc biệt là sau gần một tháng buộc phải "treo bánh" vì dịch bệnh". Đại diện một số DN taxi tại Hà Nội cho rằng, tình hình chung của taxi trong những ngày này là ế do tâm lí e ngại của nhiều người dân. 

Mặt khác, các chi phí như: Phí đăng kiểm, phí đường bộ, khấu hao tài sản không đổi; lại phát sinh thêm các khoản như mua khẩu trang, dung dịch sát khuẩn… nên dù giá nhiên liệu giảm cũng không bớt được bao nhiêu chi phí.

Theo nhiều chuyên gia, xăng dầu là một mặt hàng đặc biệt, không chỉ chiếm một phần quan trọng trong cơ cấu giá thành vận tải mà còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng, tác động đến nhiều mặt hàng, ngành nghề liên quan. Khi giá xăng tăng, giá các mặt hàng dịch vụ tăng. Nhưng ngược lại, giá xăng giảm sâu một thời gian rồi mà giá dịch vụ vận tải không đổi, thậm chí vẫn có xu hướng tăng là một điều bất cập, ảnh hưởng dây chuyền đến cả việc tăng giá các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu khác của xã hội.

TS Đặng Minh Tân cho rằng, khi giá xăng dầu tăng, các hãng vận tải đều có ý kiến muốn tăng giá cước, nhưng lúc giảm thì chả ai tình nguyện, đó là tâm chung. "Muốn điều tiết linh hoạt, kịp thời, cơ quan quản Nhà nước cần thể hiện vai trò rõ rệt hơn nữa, có những quy định cụ thể về việc lên xuống song hành giữa giá xăng dầu và giá cước vận tải".

Theo tìm hiểu, giá cước của Grabbike vẫn là 12.000 đồng cho 2km đầu tiên; 3.400 - 3.500 đồng cho các km tiếp theo; Grabcar 4 chỗ là 25.000 đồng cho 2km đầu tiên và 8.500 đồng cho mỗi ki lô mét tiếp theo tại Hà Nội. Giá dịch vụ của Be, GoViet, FastGo hay dịch vụ giao hàng như Viettelpost, Now, Giaohangtietkiem… gần như không giảm.

Về nguyên tắc, giá xăng dầu giảm thì cước vận tải, hàng hóa phải giảm. Tuy nhiên, trong giá thành sản phẩm, giá xăng dầu chiếm tỉ trọng không nhiều. Việc điều chỉnh giảm giá bán hàng hóa chủ yếu phụ thuộc vào cung cầu, không phụ thuộc hoàn toàn vào giá xăng dầu tăng hay giảm. Đặc biệt, ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã dẫn đến việc hạn chế giao thương. Nhu cầu vận tải giảm mạnh nên mặc dù giá xăng dầu 8 lần liên tục giảm nhưng chưa đủ điều kiện để DN vận tải giảm cước phí, dẫn đến giá hàng hóa chưa giảm hoặc chỉ giảm rất thấp.

Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) Ngô Trí Long

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.