Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến cho rằng nếu xây nhà 70 tầng ở khu vực ga Hà Nội thì nhiều công trình văn hóa khác "sẽ thành nhà cấp 4". Ảnh: Pháp luật + |
Mới đây, UBND TP Hà Nội có văn bản xin ý kiến các Bộ, ngành về Đồ án quy hoạch phân khu đô thị khu vực ga Hà Nội và phụ cận. Tổng diện tích đất lập quy hoạch sẽ khoảng 98,1ha; với tổng dân số dự kiến khoảng 44.000 người (trong đó có tái định cư tại chỗ 100% dân số hiện trạng khoảng 40.300 người).
Đáng chú ý là đồ án này có việc xây dựng lại Liên quan đến việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, quy hoạch cũng chỉ ra 9 phân vùng không gian chức năng, trong đó khu ga đường sắt cao 40-70 tầng được bố trí nằm tại khu vực trung tâm của khu quy hoạch.
Trao đổi với chúng tôi, nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến cho biết, ga Hà Nội đã có trên 80 năm tuổi, có giá trị về mặt kiến trúc, di sản.
"Nếu mà được thì không nên xây! Khoảng cách từ ga Hà Nội đến các công trình văn hóa khác như Văn Miếu Quốc Tử Giám hay Hồ Văn rất gần.
Nếu xây một tòa nhà cao hơn 200m khu vực ga Hà Nội thì những công trình văn hóa xung quanh sẽ biến thành nhà cấp 4.
Điều này rất vênh khi cái mới và cái cũ không ăn nhập với nhau", ông Tiến chia sẻ.
Theo ông Nguyễn Ngọc Tiến, nếu như bắt buộc phải xây thì nên xây thấp tầng để hài hòa với những công trình văn hóa khác.
Cũng về vấn đề xây nhà cao tầng ở khu vực ga Hà Nội, TS Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng nếu xây thì khu vực này dễ ùn tắc thêm do đây nơi kết nối các tuyến đường huyết mạc của Thủ đô.
"Gần đây, nhà cao tầng mọc lên khá tùy tiện khiến dân số tập trung cao. Cái chúng ta thiếu là công viên, trường học... chứ không phải nhà cao tầng ở khu vực này", ông Liêm nói.
Đồ án ga Hà Nội ảnh hưởng tới hơn 44.000 dân như thế nào? “Mượn” ga Hà Nội làm tâm điểm, đồ án mới của Hà Nội bao trùm “đất vàng” ở 8 phường, thuộc 4 quận trung tâm, ... |
Theo GS. TSKH Lã Ngọc Khuê, nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT, quy hoạch ga Hà Nội đang "bám sát quy hoạch phát triển GTVT đường sắt mà Thủ tướng đã phê duyệt".
"Việc quy hoạch ga giúp người dân ở các tỉnh đi tàu, đi đường sắt đô thị vào trung tâm, giúp giảm tải giao thông đường bộ", GS Khuê nhận xét.
Tuy nhiên, GS Lã Ngọc Khuê cũng cho rằng nên điều chỉnh việc xây dựng công trình cao tầng về phía Khâm Thiên, để tránh ảnh hưởng đến các di tích quốc gia.
"Đây là dự án lớn, Hà Nội nên có mô hình, triển lãm để người dân tiếp cận cũng như đóng góp ý kiến", GS Khuê nói.