Xây thủy điện trong khu bảo tồn: Quy mô ít nhất phải trên 40M

GS.TS Nguyễn Ngọc Lung, Viện trưởng Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng cho rằng các thủy điện nhỏ, do tư nhân đầu tư thường xây dựng không đúng tiêu chuẩn Nhà nước nên chính những dự án này hay xảy ra sự cố nhất.

Quy mô trên 40M mới nên cho đầu tư

Theo GS.TS Lung thì lợi ích của thủy điện là điều không cần phải bàn cãi. Đây là loại năng lượng không phát thải gây hiệu ứng nhà kính và là có khả năng tự tái tạo. Do đó đầu tư xây dựng thủy điện sẽ có hiệu quả tích cực cho phát triển kinh tế, xã hội của một đất nước.

Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất là phải xem xét một dự án thủy điện nên đầu tư xây dựng với quy mô bằng nào là tốt, nhất là những dự án thủy điện xây dựng trong rừng, trong vườn quốc gia hay khu bảo tồn thiên nhiên. Đây là bài toán được - mất rất quan trọng và cần phải được tính toán thật tỉ mỉ.

xay thuy dien trong khu bao ton quy mo it nhat phai tren 40m
Con suối Quanh nơi dự kiến xây nhà máy thủy điện Xuân Nha

GS.TS Lung cho rằng, một dự án nhà máy thủy điện quy mô 40M trở lên thì mới nên chấp thuận cho đầu tư. Một nhà máy thủy điện chỉ có 4M thì rõ ràng là không nên đầu tư. Với công suất như thế, nguồn lợi về kinh tế do dự án mang lại không cao. Trong khi quá trình đầu tư cũng phải làm tất cả các thủ tục như một dự án nhà máy thủy điện lớn như xây dựng đập, xây dựng hồ chứa, lấy rừng tự nhiên, di dời dân khỏi nơi ảnh hưởng…. Đặc biệt dự án này lại xây trong khu bảo tồn thiên nhiên, trực tiếp lấy đất rừng đặc dụng như Dự án Thủy điện Xuân Nha.

"Chỉ cần xem công suất của nhà máy thủy điện đó sẽ tính ra mỗi năm đem lại bao nhiêu số điện, quy ra bao nhiêu tiền mỗi năm, tiền nộp thuế cho Nhà nước là bao nhiêu. Nhưng đánh giá về tổn hại môi trường thì phải hết sức công bằng. Nếu là rừng đặc dụng thì giá trị về mặt sinh thái rất cao. Một thủy điện chỉ có 4M mà đổi lại gần 20ha rừng thì quá đắt", GS.TS Lung phân tích.

Thủy điện nhỏ thường xây không đúng quy chuẩn

Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý rừng, GS.TS Nguyễn Ngọc Lung đánh giá, phần lớn các nhà máy thủy điện nhỏ ở nước ta thường được xây dựng không theo đúng quy chuẩn Nhà nước nên mới hay xảy ra sự cố. Mà mỗi lần có sự cố thì hậu quả luôn để lại rất nặng nề và lâu dài.

xay thuy dien trong khu bao ton quy mo it nhat phai tren 40m
Hàng chục héc ta ruộng lúa hai vụ của người dân xã Xuân Nha sẽ bị nhà máy thủy điện đe dọa

"Gần chục năm gần đây chúng ta thấy rất rõ điều này. Sự cố thủy điện sông Bung 2 vừa mới xảy ra còn chưa khắc phục hết hậu quả đấy thôi. Xa hơn nữa, cách đây vài năm, cũng từng có sự cố như thế đối với nhà máy thủy điện ở Tây Nguyên. Đặc biệt những thủy điện xảy ra sự cố phần lớn không phải do Nhà nước quản lý mà do tư nhân quản lý...", GS.TS Lung nói.

Chính vì những hệ lụy nặng nề có thể xảy ra từ sự cố của nhà máy thủy điện, GS.TS Lung cho rằng công tác đánh giá tác động môi trường của một dự án xây dựng thủy điện phải được thực hiện hết sức tỉ mỉ và cẩn trọng. Đặc biệt phải luôn đề cao ý kiến người dân địa phương nơi có dự án. Ý kiến của nhân dân phải được tôn trọng tuyệt đối.

xay thuy dien trong khu bao ton quy mo it nhat phai tren 40m
GS.TS Nguyễn Ngọc Lung, Viện trưởng Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng

Trong khi đó, GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, nguyên Viện trưởng Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Việt Nam lại khẳng định, cho xây thủy điện trong khu bảo tồn thiên nhiên không chỉ làm biến đổi sinh thái rừng mà còn phá vỡ môi trường sống của các loai động vật rừng khiến chúng có thể đứng trước nguy cơ diệt vong.

"Động vật rừng cần một môi trường sống có tính chất liên vùng. Chính vì thế mà hiện nay người ta còn đang hình thành các hành lang đa dạng sinh học với mục đích tạo ra môi trường sống tốt nhất cho các loài động vật sống và hoạt động. Việc xây thủy điện trong khu bảo tồn sẽ khiến hệ sinh thái bị xé lẻ ra, ảnh hưởng đến hoạt động của động vật", GS.TSKH Huỳnh nói.

chọn
Đề xuất ưu đãi thuế bất động sản cho Việt kiều
Với Luật Đất đai 2024 đang được kỳ vọng có liệu lực sớm từ 1/7, quyền sử dụng đất đối với Việt kiều sẽ được mở rộng. VARS kiến nghị cần thiết lập chính sách ưu đãi như giảm hoặc miễn thuế cho Việt kiều đầu tư vào địa ốc.