Than, khoáng sản tồn kho đang ở mức cao. Ảnh minh hoạ: Báo Quảng Ninh |
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ có công văn giao Bộ Tài chính rà soát, đề xuất chính sách thuế, phí tài nguyên khoáng sản nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp khai thác, chế biến quặng sắt.
Trước đó, Bộ Công thương đã có kiến nghị Thủ tướng liên quan đến chính sách thuế đối vói một số mặt hàng khoáng sản.
Với mặt hàng quặng sắt, Bộ Công thương cho biết hiện nay lượng tồn kho vẫn cao. Tính đến ngày 30/11/2016 cả nước tồn kho 1.936.033 tấn.
Bộ kiến nghị cho phép xuất khẩu quặng sắt tồn kho, quặng sắt limonite trong nước không sử dụng hết và quặng sắt manhetit. Thời gian xuất khẩu đến hết năm 2017.
Đồng thời, Bộ Công thương cũng đề xuất Thủ tướng cho phép giảm tuế xuất khẩu đối với quặng sắt chế biến chất lượng cao (từ quặng đất nhiễm sắt hàm lượng Fe <18%) (nếu sản phẩm được phép xuất khẩu).
Liên quan đến nội dung trên, Bộ Tài chính cho biết hiện thuế xuất khẩu đối với Quặng sắt và tinh quặng sắt là 40%, bằng mức trần của khung thuế suất.
Nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư chế biến quặng sắt hàm lượng cao từ quặng sắt nghèo, Bộ Tài chính đô xuất phương án chi tiết dòng thuế riêng cho tinh quặng sắt đã qua chế biến với mức thuế xuất khẩu thấp hơn 40%.
Các quặng và tinh quặng sắt không đáp ứng tiêu chí kỹ thuật giữ nguyên mức thuế suất 40%.
Bộ Tài chính sẽ tổng hợp kiến nghị của Bộ Công Thương để đưa vào dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 122/2016/NĐ-CP để trình Chính phủ vào tháng 9/2017.
Kiểm toán Nhà nước bị Tramoc 'phản pháo' vì nói 'BRT nguy cơ gây ùn tắc'
Theo Giám đốc Tramoc, buýt nhanh BRT hiện đang đảm bảo tốc độ, tần suất dịch vụ và giảm ùn tắc trên tuyến. |
Về mặt hàng than, Bộ Công thương kiến nghị chỉ đạo điều hành chính sách thuế, phí linh hoạt ở từng thời điểm nhằm tạo điều kiện cho ngành; nâng cao năng lực cạnh tranh của than sản xuất trong nước; giảm lượng than tồn kho.
Đối với kiến nghị của Bộ Công thương, Bộ Tài chính cho biết tính đến tháng 5/2017, lượng than tồn kho của Tập đoàn TKV là 9,5 triệu tấn.
Vì vậy, trong ngắn hạn, để giảm lượng than tồn kho ở mức hợp lý, tháo gỡ khó khăn cho ngành than, Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét giải pháp tăng thuế suất MFN đối với mặt hàng than từ 0% lên 3% hoặc 5%.
Về chính sách thuế Bảo vệ môi trường, Bộ cho biết tại dự án Luật thuế BVMT (sửa đổi) dự kiến trình Quốc hội thông qua tháng 10/2017, không đề xuất sửa đổi khung thuế suất đối với mặt hàng than.
Do đó, việc giảm thuế bảo vệ môi trường đối với than xuống thấp hơn các mức hiện hành là vượt thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
"Để góp phần bảo vệ tài nguyên than, đảm bảo hợp lý nguồn tài nguyên than cho sản xuất điện thì việc quy định chính sách thuế tài nguyên, thuế BVMT đối với than trong thời gian qua là phù hợp", Bộ Tài chính nhấn mạnh.
Thuế, phí của 'taxi công nghệ' Grab, Uber tính thế nào?
Bộ Tài chính khẳng định thông tin "taxi công nghệ" Grab, Uber đang được "ưu đãi thuế" so với taxi truyền thống là không đúng. |