\"Xoài có độc\", \"nhãn lưu huỳnh\", \"cá ung thư\": Xin đừng bất nhẫn với nhà nông!

Người dùng mạng xã hội tâm lý chung là hầu hết cứ nghe bất kỳ thông tin gì “an nguy” hay “đe dọa” tới sức khoẻ bản thân và gia đình là vội vàng, nhanh tay chia sẻ, những mong cảnh báo tới bạn bè, người thân những nguy hại có thể gặp phải. Số rất ít người dùng mạng xã hội thì bình tâm cân nhắc, suy xét xem thông tin ấy có chuẩn xác hay không, trước khi ấn vào nút “share”.

Thời gian gần đây, một số trang thông tin đăng tải những bài viết với nội dung "cảnh báo: Hãy ngừng ăn cá rô phi ngay lập tức sau khi đọc bài này!", " “nhãn lồng tẩy bằng lưu huỳnh“, “sầu riêng ngâm hoá chất”, hay "xoài nhiễm độc",...Ngay lập tức, những thông tin này được lan truyền với "vận tốc ánh sáng" trên mạng xã hội.

Người dùng mạng xã hội tâm lý chung là hầu hết cứ nghe bất kỳ thông tin gì “an nguy” hay “đe dọa” tới sức khoẻ bản thân và gia đình là vội vàng, nhanh tay chia sẻ, những mong cảnh báo tới bạn bè, người thân những nguy hại có thể gặp phải. Số rất ít người dùng mạng xã hội thì bình tâm cân nhắc, suy xét xem thông tin ấy có chuẩn xác hay không, trước khi ấn vào nút “share”.

Thông tin trên báo Dân Việt, với những thông tin thất thiệt trong mấy ngày qua, đối tượng được đề cập trong các bài báo, thông tin trên là người nông dân một nắng hai sương. Người nông dân là đối tượng dễ tổn thương, cũng khó cất lên tiếng nói của mình bởi ngoài sự chân chất, thật thà, họ không có trong tay phương tiện thông tin nào cả.

xoai co doc nhan luu huynh ca ung thu xin dung bat nhan voi nha nong
Nông dân trồng bưởi điêu đứng vì thông tin ăn nhiều bưởi gây ung thư vú. Ảnh: Zing.vn

Thực tế là với thông tin “ăn cá rô phi nuôi gây tim mạch, hen suyễn, khớp... do nhiễm dioxin, thuộc trừ sâu” với những lí do: "Vì cá rô phi được nuôi ở môi trường chật hẹp, chúng dễ bị mắc bệnh hơn. Khi đó, người nuôi sẽ cho cá uống kháng sinh để ngừa bệnh. Cá cũng được cho thuốc trừ sâu để trị bệnh rận biển. Những hóa chất này cực hại hại cho sức khỏe nếu bạn ăn phải.

Dibutylin, 1 hóa chất được dùng trong việc chế tạo nhựa PVC, cũng có thể được tìm thấy ở cá rô phi nuôi ở nông trại. Hóa chất độc hại này có thể gây viêm nhiễm và làm suy yếu hệ miễn dịch. Nó cũng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh dị ứng, hen suyễn, béo phì và rối loạn trao đổi chất.

Một hóa chất độc hại khác trong cá rô phi là dioxin, vốn có liên quan tới việc phát triển bệnh ung thư và những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Cơ thể bạn cần tới 7-11 năm để thải loại được chất độc này khỏi cơ thể..."

Chỉ từ khi những thông tin trên được phát đi, vài tiếng đồng hồ sau, những hậu quả đã bắt đầu hiện hữu. Giá cá xuống thấp, thương lái ép giá người nuôi.

Hay như tin đồn xoài có độc, vào thời điểm cuối tháng 5 vừa qua, trên một số phương tiện thông tin và mạng xã hội rộ lên tin đồn nhà vườn tại 2 tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang sử dụng túi bao trái của Đài Loan có chứa độc để bọc trái xoài.

Báo Người Lao Động, tin đồn đã khiến giá xoài tại 2 tỉnh này giảm mạnh. Nghiệt ngã hơn, tin đồn xuất hiện ngay vào chính vụ thu hoạch nên gây thiệt hại càng nặng nề, giá xoài có lúc giảm tới 50%. Theo đó, giá xoài cát Hòa Lộc tại Tiền Giang được thương lái thu mua tại vườn chỉ còn 25.000-26.000 đồng/kg, còn bán ở các chợ giá từ 30.000 đến 35.000 đồng/kg, giảm 20.000-25.000 đồng so với những tháng đầu năm. Xoài cát chu có giá 13.000-15.000 đồng/kg, giảm 3.000-4.000 đồng/kg…

Không chỉ trái xoài, thời gian qua, nhiều loại nông sản khác ở Đồng bằng Sông Cửu Long cũng bị đồn thổi thất thiệt trên mạng như: nhiễm độc, ăn vào bị ung thư, chết người… khiến nông dân điêu đứng.

Ông Ngô Văn Tua - một nông dân tại xã Thành Đông, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long kể: 'Vào đầu năm, trên mạng có người loan tin khoai lang tím Nhật trồng ở Việt Nam xuất khẩu sang Singapore nhiễm chất độc da cam. Thông tin này lập tức gây hoang mang dư luận và giá khoai bị giảm. Các doanh nghiệp từ Singapore đã bác bỏ thông tin này và khẳng định khoai lang nhập khẩu từ Việt Nam an toàn nên chúng tôi mới yên tâm trồng tiếp', ông Tua nói.

Tương tự, người dân nuôi cá điêu hồng lồng bè tại Vĩnh Long, Tiền Giang, Đồng Tháp cũng khốn khổ với tin đồn người nuôi sử dụng chất cấm trifluralin. Đây là chất diệt sâu rầy, côn trùng đã bị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấm sử dụng trong chăn nuôi. Chính tin đồn này làm giá cá điêu hồng giảm mạnh, thậm chí người tiêu dùng đã quay lưng với loài cá này.

Tuy nhiên, qua kiểm tra của chi cục thủy sản các tỉnh nói trên, không phát hiện chất trifluralin trên những mẫu cá điêu hồng được lấy kiểm nghiệm. Chưa hết, những loại tin đồn như nghêu bị nhiễm hóa chất,… cũng từng diễn ra trong thời gian dài khiến cho những sản phẩm trên không tiêu thụ được.

Người trồng bưởi khó có thể quên được vụ việc xảy ra vào giữa tháng 7/2007. Thời điểm đó, một số báo chí nước ngoài như BBC Newvà Daily Mail (Anh) đã công bố thông tin “Phụ nữ ăn nhiều bưởi sẽ có nguy cơ ung thư vú”. Thông tin này dựa trên kết quả khảo sát trên 50.000 phụ nữ của hai trường đại học Nam California và Hawaii (Mỹ) cho rằng: những phụ nữ ăn từ 1/4 trái bưởi trở lên mỗi ngày sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú lên đến 30%.

Một số cá nhân đưa thông tin này lên mạng xã hội trong nước và gây ra sự nhầm lẫn rất tai hại. Mặc dù, đã có nhiều cuộc hội thảo, nhiều nhà khoa học nông lâm có uy tín của Việt Nam lên tiếng trấn an dư luận đồng thời đưa ra nhiều bằng chứng khẳng định bưởi Việt Nam không liên quan.

Tuy nhiên, thông tin nói trên vẫn gây ảnh hưởng tâm lý nặng nề đối với người tiêu dùng và gây thiệt hại nghiêm trọng đến người trồng bưởi.

Báo Tri Thức Trực Tuyến thông tin, chỉ hơn một tháng, giá bưởi tại Đồng bằng Sông Cửu Long khi đó đã bị “rớt” từ 8.000-10.000/kg xuống còn 1.000 đồng/kg nhưng vẫn tiêu thụ rất chậm, nhiều người dân đã phải đốn bỏ cây bưởi vì hiệu quả kinh tế.

xoai co doc nhan luu huynh ca ung thu xin dung bat nhan voi nha nong
Nông sản được trồng trong "túi lạ" nông dân trồng xoài bị nghi ngờ về sản phẩm: Ảnh: Nông Nghiệp

Còn với thông tin “nhãn lồng tẩy bằng lưu huỳnh” thì người trồng nhãn Miền Thiết - một loại nhãn lồng nổi tiếng tại Hưng Yên cũng phải chịu cảnh bị ép giá một cách trắng trợn, giá nhãn rớt xuống còn một nửa.

Ngày 11/1/2016, Cơ quan Nông sản và Thực phẩm Singapore (VAV) lên tiếng bác bỏ thông tin từ báo Today Online (Singapore), khoai lang Việt Nam bị đổi sang màu xanh lục do bị nhiễm chất độc màu da cam từ đất.

Cụ thể, từ chia sẻ của một người dùng mạng xã hội Facebook ở Singapore ngày 4/1 cho biết: "Chị gái mình đã mua khoai lang Việt Nam về ăn. Sau khi luộc và cất trong tủ lạnh qua đêm, người này phát hiện khoai lang đã chuyển sang màu xanh". Đồng thời khẳng định: Đã hỏi ý kiến một bác sĩ thì có nghi vấn rằng rất có thể khoai đã được trồng trên khu vực nhiễm “chất độc da cam”.

VAV khẳng định người này không có kiến thức về khoai lang đồng thời bảo đảm chất độc màu da cam không phải là nguyên nhân khiến khoai lang chuyển sang màu xanh. Cơ quan này cũng khẳng định các sản phẩm nhập khẩu vào Singapore, trong đó có khoai lang Việt Nam, thường xuyên được kiểm tra về các thành phần hóa chất.

Theo TTXVN, đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore đã nhanh chóng liên hệ, phối hợp với nhà chức trách sở tại để làm rõ, đồng thời cải chính thông tin thất thiệt này.

Thông tin trên báo Dân Việt, tiến sỹ Lê Thanh Lựu - một chuyên gia đầu ngành và có tiếng trên thế giới về thuỷ sản, về nuôi trồng thuỷ sản và cá rô phi khi trả lời những câu hỏi về cơ sở khoa học của thông tin “dừng ăn cá rô phi ngay lập tức” đã không giữ nổi bình tĩnh.

Ông đã bỏ cả vị trí chủ trì của một cuộc hội thảo quốc tế để ra hành lang nói chuyện với tôi, để bác bỏ những luận điểm phi lý của thông tin khuyến cáo “dừng ăn cá rô phi ngay lập tức”.

“Không hiểu những người viết bài này, họ suy nghĩ cái gì, nhận thức ra sao về hậu quả của những thông tin lá cải, phản khoa học có thể xảy ra với những người nông dân chân lấm tay bùn. Họ quá dã man...” - TS Lựu nói.

xoai co doc nhan luu huynh ca ung thu xin dung bat nhan voi nha nong
Những thông tin thất thiệt khiến người nông dân vốn đã cơ cực lại thêm phần khốn đốn. (Ảnh: Dân Việt)

Chúng ta lớn lên nhờ sữa nguồn ấm áp của quê nghèo, được bao bọc, nuôi dưỡng nhờ sự chân chất, thật thà thậm chí tới nghờ nghệch của người miền quê. Những ngôn từ cay nghiệt và những thông tin thất thiệt chẳng khác gì những nhát dao vô tình găm thẳng vào cơ thể vốn đã xanh xao, yếu ớt của người nông dân khiến họ thêm một lần lao đao, rỉ máu.

Cơ thể đó thấp thoáng có bóng dáng của ông bà, bố mẹ, người thân và có cả tuổi thơ của mỗi chúng ta. Vì vậy, khi chúng ta ấn nút chia sẻ (share) những vấn đề chưa được kiểm chứng, hãy nghĩ đến nỗi đau, hậu quả mà những người nông dân sẽ phải gánh chịu từ những chia sẻ vô căn cứ. Xin đừng bất nhẫn với nhà nông!

An Yên (Tổng hợp)

chọn
[Photostory] Dự án có lượng booking khủng nhất Hà Nội trong quý I/2024
Ngày 1/3 vừa qua, CapitaLand đã chính thức khởi công dự án căn hộ cao cấp Lumi Hà Nội tại phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm. Theo CBRE, trong quý I, Lumi Hà Nội đã đạt được 4.500 booking, vượt hơn số lượng dự kiến chào bán ban đầu, giá bán dự kiến từ 66 triệu đồng/m2.