Xử phạt ô tô không có giấy tờ gốc: Ngân hàng có thể sẽ ngừng cho vay

"Nếu việc xử phạt ô tô khi không có giấy tờ gốc tiếp tục được thực hiện như bây giờ ngân hàng rất có thể sẽ ngừng cho vay tín dụng mua xe", luật sư Trương Thanh Đức, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), nhận định.

Việc chồng chéo các quy định của các cơ quan nhà nước như ngân hàng và phía công an đang khiến nhiều người loay hoay không biết phải giải quyết thế nào trong việc xử phạt ô tô không có giấy tờ gốc. Phía ngân hàng thì kiên quyết giữ giấy tờ gốc khi cho vay tín dụng mua xe còn phía công an giao thông quyết định xử phạt với lỗi không có giấy tờ gốc.

Theo thống kê, hiện có khoảng 1,3 triệu xe ô tô đang vay tín dụng để mua xe, đồng nghĩa với việc ngần đó bộ giấy tờ gốc đang được ngân hàng giữ. Nếu xử phạt các ô tô không có giấy tờ gốc sẽ gây bất lợi lớn cho nghành tín dụng, ngân hàng.

TS Cấn Văn Lực, Phó TGĐ, cố vấn cao cấp Chủ tịch HĐQT BIDV ngân hàng là đơn vị cho vay tiền, dưới danh nghĩa là chủ nợ thì cần phải có các quy định rằng buộc với bên cho thuê bằng các tài sản thể chấp.

"Bên cho vay mua ô tô cho rằng đó là tài sản, khi đó người đi vay sẽ thế chấp. Thông thường tài sản phải đi với hồ sơ gốc. Trong trường hợp cho vay tín dụng để mua xe ngân hàng nên được xem xét giữ hồ sơ gốc.

Tuy nhiên trong trường hợp này công an nên xem xét căn cứ vào bảo sao có công chứng của đăng kí lái xe đó. Mặc dù vậy bên công an vẫn có ý kiến cho rằng các bản sao có công chứng đó có phải thật hay không", ông Lực cho biết.

xu phat o to khong co giay to goc ngan hang co the se ngung cho vay
TS Cấn Văn Lực: "Trong trường hợp cho vay tín dụng để mua xe ngân hàng nên được xem xét giữ hồ sơ gốc".(Ảnh Gia An)

Đồng quan điểm với ông Lực, chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa cho rằng việc xử phạt khi không có giấy tờ gốc của CSGT là hoàn toàn không cần thiết: "Theo tôi việc CSGT phạt khi không có giấy tờ gốc là không nên làm. Trách nhiệm của CSGT là quản lý các phương tiện vi phạm giao thông khi di tham gia giao hông có vi phạm hay không,… còn giấy phép chỉ là cái phụ. Theo tôi phía công an nên tạo điều kiện trong khuôn khổ pháp lý để dân chúng hoạt động bình thường".

Giải thích về tầm quan trọng của việc giữ giấy tờ gốc trong cho vay tín dụng, thế chấp của ngân hàng Luật sư Trương Thanh Đức, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) chia sẻ:

"Có 6 luật liên quan đến giấy tờ xe, các luật này đều quy định người điều khiển phải mang theo bản chính giấy chứng nhận hợp lệ. việc này rất đúng trên môi trường lý thuyết, trong môi trường nước ngoài vì họ quản lý tốt, hệ thống quản lý phát triển. Nhưng ở Việt Nam tôi khẳng định nó vô cùng nguy hiểm và ngân hàng sẽ không thể buông những giấy tờ gốc khi cho vay được.

Nếu bây giờ căn ke ra thì chúng ta phải sửa luật nếu không muốn nghành tín dụng cho vay trả góp mua xe không bị khủng hoảng,…. Theo số liệu hiện nay có khoảng 1,3 triệu xe ô tô đang sử dụng loại hình này. Tôi ủng hộ ngân hàng bằng mọi giá phải giữ giấy tờ gốc".

Ngoài ra ông Đức còn dẫn chứng thêm: "Năm 2006 tôi đã từng xử lý một vụ của ngân hàng quốc tế mất trắng chiếc xe mặc dù được thế chấp hợp lệ, ngân hàng giữ bản chính nhưng người ta đi gán nợ do thua bạc. Cuối cùng ngân hàng chịu mất.

Còn 1 ví dụ nữa năm 2011 ngân hàng phát triển nhà đã đăng thông báo trên báo nhận 2 xe thế chấp bằng giấy tờ gốc, tuy nhiên hiện nay không biết 2 chiếc xe này ở đâu. Ai biết được thông tin về 2 chiếc xe này báo chúng tôi xin hậu tạ 50 triệu đồng.

trên mặt pháp lý và luật pháp khách hàng có trách nhiệm thông báo, thường xuyên đến lấy bản sao mới chạy được. Tuy nhiên trên thực tế các lái xe cho biết bản sao hay không bản sao, đăng kí hay không đăng kí vẫn mất từng ấy tiền,…."

xu phat o to khong co giay to goc ngan hang co the se ngung cho vay
Luật sư Trương Thanh Đức: "Nếu việc xử phạt ô tô khi không có giấy tờ gốc tiếp tục được thực hiện như bây giờ ngân hàng rất có thể sẽ ngừng cho vay tín dụng mua xe" . (Ảnh Gia An)

Cũng từ đó vị luật sư này đưa ra kiến nghị nên dừng xử phạt để tìm ra cách giải quyết hợp lý. Bên cạnh đó là làm như một số nước hiện nay tách đôi quyền sở hữu và đăng kí xe ra. Ai là chủ xe thì giữ giấy quyền sở hữu để mua bán, sang tên chuyển nhượng. còn đăng kí lưu hành để lưu thông trên đường.

Ông Đức nhận định: "Nếu quốc hội vẫn để nguyên như hiện nay chắc chắn các ngân hàng sẽ ngừng việc cho vay thế chấp xe. Hoặc nếu cho vay sẽ lại phải tìm cách lách luật".

chọn
Thân thế doanh nghiệp thế chân Viwaseen tại KĐT bên Vành đai 4: Vốn nghìn tỷ, từng tham gia thị trường vàng
BĐS Hồ Gươm (đơn vị thế chân Viwaseen tại dự án An Thịnh 6) nằm trong hệ sinh thái doanh nghiệp do doanh nhân Nguyễn Thị Loan phát triển. Doanh nghiệp này có vốn điều lệ 1.400 tỷ đồng, từng tham gia thị trường vàng.