Xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Trung Quốc tăng mạnh trong tháng 5/2020

Dữ liệu từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) cho biết trong tháng 5/2020, xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam đạt gần 42 triệu USD, giảm gần 25% so với tháng 5/2019.

VASEP cho biết trong 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu mực, bạch tuộc đạt gần 192 triệu USD, giảm 21,2% so với cùng kỳ năm ngoái. 

 Xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Trung Quốc tăng phi mã  trong tháng 5 - Ảnh 1.

Nguồn: VASEP

Tác động của dịch Covid-19 làm giảm nhu cầu và khó khăn về nguyên liệu sản xuất khiến xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm nay tiếp tục giảm từ năm 2019.

Trong tổng cơ cấu mực, bạch tuộc xuất khẩu của Việt Nam, mực chiếm 54,9%, bạch tuộc chiếm 45,1%.

Hàn Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam, chiếm 42,6% tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam đi các thị trường. 

Xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Hàn Quốc giảm 16,9% trong tháng 5 và giảm 21,2% trong 5 tháng đầu năm 2020 đạt gần 82 triệu USD.

Nhật Bản đứng thứ 2 về nhập khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 25%. Xuất khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam sang Nhật Bản trong 5 tháng đầu năm 2020 đạt trên 48 triệu USD, giảm 21,7% so với cùng kỳ năm 2019. 

Xuất khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam sang EU trong 5 tháng đầu năm nay đạt 13,5 triệu USD, giảm 49% so với cùng kỳ năm 2019. Italy, Đức và Hà Lan là thị trường nhập khẩu nhiều nhất mực, bạch tuộc của Việt Nam. 

Tính tới tháng 5 năm nay, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Italy, Đức và Hà Lan giảm lần lượt 57%, 27% và 38%.

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc đứng thứ 5 của Việt Nam, chiếm 7,2% tỷ trọng. xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Trung Quốc trong tháng 5 tăng gần 171% đạt 5,7 triệu USD. 

5 tháng đầu năm, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Trung Quốc đạt 13,7 triệu USD, tăng gần 38% so với cùng kỳ 2019. 

Trung Quốc là thị trường duy nhất tăng mạnh nhập khẩu mực, bạch tuộc từ Việt Nam trong tháng 5 và 5 tháng đầu năm nay.

Xuất khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam sang Trung Quốc giảm trong 2 tháng đầu năm nay, sau đó phục hồi trở lại trong tháng 3,4 và 5. 

Từ tháng 3 năm nay, dịch bệnh Covid-19 tại Trung Quốc bớt căng thẳng cộng với các nước như Mỹ, EU, Nhật Bản dần nới lỏng các biện pháp cách li phòng chống dịch bệnh nên nhu cầu nhập khẩu mực, bạch tuộc của Trung Quốc phục hồi.

Trung Quốc nhập khẩu chủ yếu từ Việt Nam các sản phẩm như mực nang nguyên con làm sạch đông lạnh, mực ống đã phân loại đông lạnh, mực tẩm bột Tempura đông lạnh, mực khô, bạch tuộc cắt đông lạnh, bạch tuộc nguyên con làm sạch đông lạnh...

Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn chưa được khống chế trên toàn thế giới, nguồn cung nguyên liệu sụt giảm, nhu cầu nhập khẩu mực, bạch tuộc của thế giới và xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam thời gian tới dự kiến vẫn giảm.

chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.