Chia sẻ tại "Hội nghị Tổng kết công tác năm 2020 và triển khai kế hoạch năm 2021 của ngành thủy sản" ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) cho biết hiện nay điểm nghẽn lớn nhất của các doanh nghiệp là thiếu container rỗng.
"Hiện nay, chúng tôi không đặt được container để giao hàng. Ngay cả khi đặt được thì giá cước cũng tăng tới 10 lần so với trước lên 10.000 USD/chuyến và chưa chắc có thể đi được luôn vì phải chờ rất lâu", ông Nam nói.
Ông Nam cho rằng nếu tình trạng này không được giải quyết sớm, kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2020 sẽ không đạt được 8,6 tỷ USD như tính toán trước đó bởi số liệu hải quan cập nhật khi tờ khai đã thông quan. Thay vào đó, kim ngạch có thể thấp hơn 200 triệu USD do doanh nghiệp không thể xuất hàng đi.
Đại diện VASEP thông tin, hồi tháng 10, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 900 triệu USD - Tháng xuất khẩu cao nhất trong 5 năm trở lại đây.
Tuy nhiên, sang tháng 11 và tháng 12, kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh do thiếu container. Các hãng tàu không có container để vận chuyện hàng và họ cũng không cam kết bao giờ có.
Theo Tổng cục Hải quan, tháng 11 xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đạt 742 triệu USD, giảm 19,2% so với tháng 10 và giảm 2,9% so với tháng 11/2019. Tính chung 11 tháng năm 2020, xuất khẩu thuỷ sản của cả nước đạt 7,68 tỷ USD, giảm 1,7% so với cùng kỳ năm 2019.
"Chúng tôi đã trao đổi với Bộ Công Thương và Bộ cũng đánh giá phải đến tháng 6 tình trạng này mới kết thúc. Tuy nhiên, chúng tôi mong rằng hết quí I năm tới việc này sẽ không còn nữa bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến việc xuất khẩu của các doanh nghiệp.
Hi vọng Thủ tướng có có giải pháp bởi tất cả các ngành đều ảnh hưởng nhưng với những ngành sử dụng container lạnh càng ảnh hưởng hơn", ông Nam nói.
Tình trạng thiếu container đã ảnh hưởng đến nhiều ngành hàng khác nhau. Trước đó, trao đổi với người viết, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 khiến hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam giảm mạnh, điều này khiến số lượng container rỗng ở cảng khan hiếm.
Thêm vào đó, các doanh nghiệp Trung Quốc đang đưa ra giá thuê cao hơn nên container rỗng đổ về đây nhiều hơn.
"Nếu tàu nước ngoài chỉ chở container rỗng sang Việt Nam thì chi phí rất cao. Do đó, chỉ chờ vào việc nhập khẩu hàng hóa sau đó dùng các container đó để đóng đợt hàng tiếp theo xuất đi. Tuy nhiên, do lượng hàng hóa nhập khẩu về ít, Việt Nam liên tục xuất siêu dẫn đến tình trạng thiếu hụt container", ông Nguyên nói.
Một số doanh nghiệp chế biến rau quả có thể chấp nhận được giá đó nhưng hàng tươi thì không.
Hồi đầu tháng 12, chia sẻ những khó khăn do tình trạng thiếu hụt container, ông Phan Minh Thông, Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group cho biết công ty anh chịu ảnh hưởng lớn từ điều này.
Theo đó, lượng xuất hàng giảm 40%. Chi phí vận tải tăng gấp 300%. Trong khi đó, nhu cầu xuất hàng của Trung Quốc lớn khiến lượng container cho các doanh nghiệp Việt Nam không có nhiều.
"Chúng tôi vẫn đang chiến đấu với các hãng container hàng ngày. Phương án trước mắt của Phúc Sinh là chuyển từ bán từ hình thức CNF sang FOB. Bên cạnh đó, chúng tôi hạn chế thu mua tiêu để tránh việc dư hàng", ông Thông nói.
Đối với doanh nghiệp dệt may, tình trạng thiếu container rỗng gây ảnh hưởng nhưng không quá lớn.
Trao đổi với người viết, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết nhiều lô hàng phải đi bằng đường hàng không, đặc biệt là những đơn vị sản xuất khẩu trang trang, kéo theo chi phí đắt hơn. Trong khi đó, giá khẩu trang trên thế giới đang có xu hướng giảm.
Bà Bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng thư ký Hiệp hội Da – Giầy – Túi xách Việt Nam (