Xuất khẩu thủy sản vẫn chưa phục hồi hậu Covid-19

Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản cho biết giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 11 năm 2020 ước đạt 800 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu thủy sản 10 tháng đầu năm 2020 đạt gần 7,75 tỷ USD, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm 2019.

Cơ quan này cho rằng xuất khẩu tôm đang có nhiều cơ hội tăng thị phần tại hầu hết các thị trường khi nguồn cung tôm của nhiều quốc gia trên thế giới đang bị ảnh hưởng vì dịch Covid-19.

Bên cạnh các lợi thế đến từ các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương và lợi thế do việc kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19 tạo ra tính ổn định trong hoạt động nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu, tôm Việt Nam cũng chịu cạnh tranh lớn từ Indonesia tại các thị trường Mỹ, EU, với Ấn Độ tại thị trường Nhật Bản...

Vì vậy, Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản cho rằng các doanh nghiệp cần lưu ý đảm bảo chất lượng ổn định để duy trì bền vững những lợi thế hiện có.

Theo Tổng cục Thủy sản, sản lượng thủy sản tháng 11 ước đạt 733,8 ngàn tấn. Lũy kế từ đầu năm 2020, tổng sản lượng ước đạt 7,7 triệu tấn, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2019 trong đó sản lượng khai thác 3,5 triệu tấn, sản lượng nuôi trồng thủy sản 4,2 triệu tấn.

Tổng sản lượng thủy sản tháng 11 ước đạt 733,8 ngàn tấn, trong đó sản lượng khai thác 276,8 ngàn tấn, sản lượng nuôi trồng thủy sản 457 ngàn tấn. 

Lũy kế từ đầu năm 2020, tổng sản lượng ước đạt 7,7 triệu tấn, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2019 và đạt 89,6% kế hoạch năm 2020, trong đó: sản lượng khai thác 3,5 triệu tấn, sản lượng nuôi trồng thủy sản 4,2 triệu tấn.

Về nuôi trồng thủy sản, diện tích tôm thả nuôi ước đạt 725.900 ha (đạt 99,43% so với kế hoạch năm 2020). 

Trong đó tôm sú là 616.807 ha (đạt 99,48% so với kế hoạch năm 2020); tôm thẻ chân trắng là 109.093 ha (đạt 99,1% so với kế hoạch năm 2020).

Sản lượng ước đạt 790.564 tấn (đạt 95,24% so với kế hoạch năm 2020) Trong đó tôm sú đạt 254.382 tấn (đạt 90,2% so với kế hoạch năm 2020); tôm thẻ chân trắng đạt 536.182 tấn (đạt 96,17% so với kế hoạch năm 2020).

Giá tôm nguyên liệu tại vùng ĐBSCL tiếp tục ở mức cao so các tháng đầu năm và tăng nhẹ do nguồn cung giảm, các nhà máy điều chỉnh giá thu mua để phục vụ nhu cầu xuất khẩu cuối năm.

Tại Sóc Trăng, giá tôm sú các cỡ ổn định, cụ thể, giá tôm sú các cỡ 20, 30, 40, 50 con/kg lần lượt ở mức 243.000 đồng/kg, 185.000 đồng/kg, 144.000 đồng/kg và 115.000 đồng/kg. 

Giá tôm thẻ chân trắng tăng so với tháng trước, hiện tôm thẻ cỡ 20 và 30 con/kg có giá lần lượt là 206.000 đồng/kg và 169.000 đồng/kg (tăng từ 10.000 - 15.000 đồng/kg so với tháng trước).

Đối với cá tra, diện tích thả nuôi lũy kế là 5.485 ha, bằng 73,8% so với cùng kỳ năm 2019. Diện tích thu hoạch đạt 2.813 ha, bằng 52% so với cùng kỳ năm 2019. Diện tích chưa thu hoạch ước đạt 2.672 ha.

Sản lượng nuôi đạt 900.429 tấn, bằng 83,7% so với cùng kỳ năm 2019. Giá cá tra nguyên liệu loại 1 hiện dao động ở mức 23.000-23.500 đồng/kg tùy hình thức thanh toán. 


chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.