5 bước vệ sinh nệm cao su tại nhà hiệu quả

Nệm cao su không sạch sẽ có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ hàng ngày của bạn. Muốn vệ sinh nệm cao su tại nhà đúng cách, hãy thử một vài bí quyết trong bài viết sau để đánh bay vết bẩn, mùi hôi và phục hồi nệm như mới.

Các bước vệ sinh nệm cao su tại nhà đúng chuẩn cho gia đình

Khi kể đến các loại nệm tốt sử dụng cho giường ngủ thì nệm cao su chắc hẳn sẽ là cái tên đầu tiên được đề cập tới. Không chỉ sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội (như kháng khuẩn tự nhiên, bền đẹp theo thời gian, mẫu mã đa dạng) mà nệm cao su còn là sản phẩm tuyệt vời trong việc hỗ trợ giấc ngủ, thư giãn cột sống, cũng như hạn chế các bệnh về đường hô hấp.

 Ảnh minh họa: Nhã Lam

Bên cạnh đó, loại nệm này có khả năng chống bụi và nấm mốc vô cùng ấn tượng. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc là bạn có thể vô tư sử dụng và lãng quên việc làm sạch nệm. Tần suất vệ sinh nệm cao su có thể ít hơn so với các chất liệu khác, nhưng không có nghĩa là chúng sẽ sạch sẽ mãi mãi. 

Nếu không được làm sạch thường xuyên, nệm cao su có thể tích tụ da chết, mạt bụi, bụi bẩn và nhiều thứ khác. Các vết bẩn, ố vàng hay mùi hôi khó chịu từ đó cũng được sinh ra, gây mất thẩm mỹ cho chiếc giường của bạn. Vệ sinh nệm thường xuyên là việc quan trọng giúp bạn kéo dài tuổi thọ của giường cũng như bảo đảm sức khỏe cho gia đình. Rất may là việc vệ sinh nệm cao su tại nhà cũng không quá phức tạp, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau để có thể làm sạch nệm đúng cách.

Bước 1: Làm sạch vỏ nệm cao su

Bước đầu tiên để vệ sinh nệm cao su tại nhà chính là tháo rời và làm sạch vỏ niệm. Thông thường, các sản phẩm niệm cao su đều bọc một lớp vải mỏng bên ngoài để bảo vệ ruột bên trong. Vỏ nệm cũng là nơi tích tụ nhiều bụi bặm và vết bẩn nhất, vậy nên việc làm sạch là việc vô cùng cần thiết mà gia đình nên làm hàng tuần.

Để làm sạch vỏ bọc nệm, bạn cần lấy nó ra khỏi ruột nệm trước. Bước này sẽ giúp cả quá trình vệ sinh niệm phía sau được diễn ra theo đúng trình tự, cũng là cách giúp bảo vệ ruột nệm không bị ướt, ẩm trong quá trình làm sạch.

Nguồn: istockphoto

Bạn có thể vệ sinh vỏ nệm bằng cách lấy khăn ướt, thấm một ít xà phòng giặt quần áo và chà nhẹ lên phần dính bẩn, sau đó lau lại bằng nước lạnh rồi sấy khô chỗ vừa được làm sạch. Cách này chỉ áp dụng cho những loại vỏ nệm không thể giặt máy. Còn lại, đa số các gia đình đều dùng cách bỏ vào máy giặt, bật chế độ giặt chăn mền cho nhanh nhọn. Để chọn được phương pháp làm sạch vỏ nệm tối ưu nhất mà không gây hư hỏng hoặc làm giảm chất lượng vỏ nệm, tốt nhất bạn nên đọc kỹ hướng dẫn do nhà sản xuất cung cấp.

Bước 2: Hút bụi bề mặt nệm cao su

Sau khi tháo vỏ nệm để đem đi làm sạch, bạn sẽ nhìn thấy phần ruột cao su bên trong. Nếu sử dụng lâu ngày mà chưa vệ sinh thì trên bề mặt nệm sẽ có một lớp bụi khá khá nhưng lại khó làm sạch bằng biện pháp thông thường (ví dụ như rủ bụi hay lấy khăn lau). Việc bạn cần làm bây giờ chính là sử dụng máy hút bụi, cây lăn bụi, chổi lông gà,... để loại bỏ bụi mịn có trên bề mặt.

Phương pháp tối ưu nhất được đề xuất cho bạn trong bước này là sử dụng máy hút bụi. Thực tế cho thấy, việc sử dụng máy móc sẽ giúp việc làm sạch trở nên dễ dàng, nhanh chóng và kỹ lưỡng hơn. Với cây lăn bụi hay chổi lông gà, bạn sẽ tốn nhiều sức hơn cho việc làm sạch, trên hết là hiệu quả mang lại cũng không hề tối ưu nhất.

Nguồn: istockphoto

Bước 3: Làm sạch tổng thể nệm cao su

Một số ruột nệm sử dụng lâu ngày sẽ bị xỉn màu hoặc chuyển đen cho ảnh hưởng của nhiệt độ, dính chất bẩn hoặc lão hóa theo thời gian sử dụng. Đó là lý do mà bạn cần bước làm sạch tổng thể nệm cao su để đưa niệm về trạng thái hoàn hảo nhất. Có khá nhiều cách để làm sạch niệm tổng thể, có thể kể đến như:

Xử lý vết đen bằng nước chanh 

Chanh là nguyên liệu dễ dàng tìm thấy ở bất cứ đâu xung quanh bạn (trong nhà, cửa hàng tiện lợi, siêu thị,...). Đây là loại quả tự nhiên có chứa hàm lượng axit cao, có khả năng làm sạch vết bẩn, vết đen và tẩy trắng hiệu quả.

Để làm sạch nệm cao su bằng chanh, đầu tiên bạn cắt và vắt nước cốt chanh vào chén, sau đó nhúng khăn sạch và thoa đều dung dịch này khắp bề mặt nệm, sau đó mang đệm đi phơi khô trong vài giờ. Nước chanh sẽ vừa giúp làm sạch các vết ố, vừa khử khuẩn và khử mùi hôi cho ruột nệm cao su vô cùng hiệu quả.

Lau vết đen trên đệm bằng baking soda

Ngoài chanh thì bạn cũng có thể dùng baking soda để làm sạch ruột nệm cao su nhà mình. Loại nguyên liệu này có tác dụng rất tốt trong việc khử mùi hiệu quả, tẩy các vết dầu mỡ cũng như vết bẩn cứng đầu trên bề mặt đệm. 

Khi dùng baking soda, đầu tiên bạn dùng khăn ẩm để lau sạch bề mặt nệm, sau đó rắc đều bột baking soda lên. Đợi bột ngấm trên bề mặt khoảng 30 phút, baking soda sẽ hút bụi bẩn, hơi ẩm và mùi hôi bám vào mặt đệm. Sau đó, bạn dùng bàn chải chà nhẹ lên những nơi có vết bẩn, rồi dùng chổi hoặc máy hút bụi để làm sạch bột có trên bề mặt. Cuối cùng là dùng khăn lau khô bề mặt đệm là xong. Tốt nhất, bạn nên lật nệm và lặp lại các bước trên ở phía bên kia.

Nguồn: istockphoto

Xử lý đệm cao su bị đen bằng cồn 

Với các vết bẩn và nấm mốc đen cứng đầu bám lâu trên bề mặt đệm, bạn có thể dùng cồn để xử lý vết bẩn. Phương pháp thực hiện như sau: Bạn làm ướt bề mặt cần xử lý vết bẩn và dùng khăn thấm khô để thấm chất bẩn, sau đó thêm cồn lên bề mặt rồi tiến hành chà rửa để làm sạch nệm. Cuối cùng bạn lau lại thật sạch bằng khăn khô rồi đem phơi nệm ra chỗ thoáng gió.

Bước 4: Làm sạch các vết bẩn khó tẩy trên bề mặt nệm

Nếu nệm của bạn có nhiều vết bẩn, bạn có thể sử dụng dung dịch tự chế dưới đây để làm sạch tại những khu vực đó. Dung dịch này có thể loại bỏ vết máu, nước tiểu và vết bẩn lâu ngày trên nệm của bạn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng nó với một lượng nhỏ, không nên ngâm một khu vực rộng lớn vì dễ làm hư nệm. 

Đầu tiên, bạn trộn một phần xà phòng rửa bát, một phần hydrogen peroxide và một phần muối ăn thành hỗn hợp tẩy rửa. Sau đó, xoa hỗn hợp vào niệm và để khô tự nhiên. Sau đó, dùng khăn trắng sạch chải sạch cặn bẩn.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng cồn isopropyl hoặc chất tẩy rửa nhẹ pha với nước lạnh để làm sạch niệm cao su một cách an toàn. Để dung dịch thấm vào khăn hoặc miếng bọt biển sáng màu và chà nên nệm. Sau khi làm sạch vết bẩn, bạn nên làm khô nệm bằng cách phơi nệm ngoài trời hoặc dùng máy sấy để làm khô. 

Nguồn: istockphoto

Bước 5: Làm thơm nệm cao su

Sau khi dùng các phương pháp tẩy sạch nệm cao su, bạn tiến hành phun đều dung dịch phấn thơm lên bề mặt nệm vừa được phơi/sấy/làm khô. Phấn thơm sẽ hút ẩm, bảo vệ nệm và lan tỏa mùi hương dễ chịu cho phòng ngủ nhà bạn.

Các cách giữ cho nệm cao su bền, sạch và có tuổi thọ lâu hơn

Dưới đây là một số cách giữ cho nệm cao su bền, sạch và có tuổi thọ lâu hơn:

Vệ sinh nệm cao su tại nhà thường xuyên

Các chuyên gia khuyến khích bạn nên vệ sinh nệm 6 tháng một lần để giúp chất lượng nệm luôn được tốt nhất. Nếu vô tình làm đổ thứ gì đó lên nệm, bạn nên làm sạch ngay trước khi vết bẩn bám vào. Vệ sinh thường xuyên sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của nệm, nhưng điều quan trọng vẫn là bạn phải biết khi nào nên thay nệm mới cũng như bỏ nệm cũ đúng lúc.

Thời điểm vệ sinh nệm cao su trong ngày

Tốt nhất là bạn nên làm sạch nệm vào buổi sáng. Bằng cách này thì bạn có thể để baking soda phát huy tác dụng của nó trong 8 giờ hoặc hơn và dọn dẹp mọi thứ vào buổi tối. 

Nguồn: istockphoto

Cách bảo vệ nệm cao su tốt

Trong hầu hết các trường hợp, bạn nên sử dụng tấm bảo vệ nệm chống thấm nước, hoặc ít nhất là tấm lót nệm chất lượng. Những sản phẩm này sẽ giúp ngăn ngừa sự tích tụ của bụi và các chất gây dị ứng khác, đồng thời bảo vệ nệm của bạn khỏi các vết bẩn. Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện theo những cách sau đây:

- Luôn đặt nệm trên mặt phẳng để tránh hư hỏng

- Xoay trở nệm thường xuyên từ trên xuống dưới để đảm bảo tuổi thọ của nệm được kéo dài.

- Luôn giữ nệm cao su trong tình trạng khô thoáng nhất, nếu nệm bị ẩm mốc phải xử lý ngay

- Nên để lịch vệ sinh nệm định kỳ, đối với nệm cao su rất kỵ nắng nóng nên tránh phơi đệm trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời

Trên là một số cách cơ bản giúp vệ sinh và bảo quản nệm một cách hiệu quả nhất. Hi vọng rằng bạn có thể chọn ra cách vệ sinh nệm cao su tại nhà cho riêng mình.

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.