Hướng dẫn tự làm vách ngăn phòng ngủ đơn giản mà bền đẹp

Những tấm vách ngăn phòng ngủ sẽ mang đến cho bạn một không gian nghỉ ngơi riêng tư nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ. Cùng tham khảo ngay cách tự làm vách ngăn phòng ngủ siêu đơn giản sau đây để giúp không gian căn nhà thêm phần sang trọng và hiện đại hơn.

5 bước tự làm vách ngăn phòng ngủ dễ dàng 

Với ưu điểm vượt trội như giúp che chắn, tạo không gian riêng tư và mang lại tính thẩm mỹ cao, vách ngăn phòng ngủ hiện nay được rất nhiều gia đình ưa chuộng và sử dụng. Chính vì thế, để có thể tự làm vách ngăn phòng ngủ cho gia đình, bạn có thể tham khảo các bước hướng dẫn khá chi tiết dưới đây:

Chọn vị trí lắp đặt vách ngăn

Trước khi tiến hành lắp đặt vách ngăn phòng ngủ, bạn cần xác định đúng vị trí cần lắp đặt để tạo ra chiếc khung đúng với yêu cầu của bản thiết kế. Kế đến, bạn dùng thước hoặc máy laser để xác định và đánh dấu trên sàn và tường nhà để dễ dàng lắp đặt khung xương.

Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu vách ngăn cần thiết

Để tiến hành hành việc thi công, lắp đặt vách ngăn phòng ngủ thuận lợi và hiệu quả nhất, bạn cần chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ cần thiết sau đây:

- Máy khoan bê tông cốt thép, máy bắn ốc bằng điện

- Tua vít, kìm cắt sắt loại lớn, ống điếu vặn tắc kê, lưỡi dao thép, ốc, vít,...

- Tắc kê sắt, ốc bắn sắt chuyên dụng

- Khung sắt chữ U để dựng khung xương

- Tấm vách ngăn như gỗ, kính, thạch cao, nhôm,... Lưu ý, độ dày của tấm vách ngăn phải rơi vào khoảng 5 - 8mm tùy theo yêu cầu

Đo đạc chính xác kích thước của vách ngăn

Việc đo đạc chính xác và chi tiết các thông số kích thước của vách ngăn là một công đoạn vô cùng cần thiết và quan trọng trước khi tiến hành lắp đặt khung xương. Bởi nếu sai kích thước thì bạn sẽ không thể lắp đặt được vách ngăn cho phòng ngủ.

Tiến hành lắp đặt khung xương

Sau đây là những bước lắp đặt khung xương cho vách ngăn phòng ngủ cho bạn tham khảo và thực hiện:

Bước 1: Đo kích thước và cắt thanh sắt trùng với kích thước của vách ngăn bằng kéo cắt tôn hoặc kéo cắt sắt

Bước 2: Lắp thanh sắt ngang dưới sàn trước và đo kích thước các thanh ngang sao cho phù hợp với kích thước vách ngăn

Bước 3: Tiếp đến, dùng khoan bê tông cốt thép để khoan các lỗ trong rãnh thanh sắt chữ U và nền nhà cần lắp đặt. Sau đó, bắn tắc kê sắt và dùng ống điếu siết chặt tắc kê để cố định thanh sắt nằm ngang bằng lực mạnh. Tương tự, bạn tiếp tục cố định các thanh sắt trên trần và cạnh nhà

Bước 4: Sau đó, dùng thanh sắt đứng trong rãnh của khung sắt để bắt cố định làm khung xương. Trường hợp, nếu tấm vách ngăn có chiều rộng khoảng 122cm và chiều dài khoảng 242cm thì khoảng cách của khung xương sẽ là 65cm.

Hoàn thiện vách ngăn

Đây là bước cuối cùng cũng là bước quan trọng quyết định đến tính thẩm mỹ chung của không gian trong hướng dẫn tự làm vách ngăn phòng ngủ tại nhà. Do đó, bạn cần đặc biệt cẩn trọng khi tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Cắt và ốp tấm vách ngăn vào khung xương để tạo thành một vách ngăn hoàn thiện

Bước 2: Bắn ốc, vít cố định vị trí tấm vách ngắn là đã hoàn thành được vách ngăn như mong muốn. Trường hợp nếu muốn cách âm thì bạn có thể thêm tấm cách âm trong khung xương trước khi ốp tấm vách ngăn vào khung

Bước 3: Tháo lớp chống trầy để có một vách ngăn phòng ngủ hoàn thiện nhất

Ảnh: Lạc Yên

Những vật liệu thông dụng khi thi công vách ngăn phòng ngủ

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại vật liệu vách ngăn phòng ngủ với nhiều mẫu mã, kiểu dáng cũng như giá thành khác nhau để bạn lựa chọn. Tùy thuộc vào sở thích, nhu cầu cũng như điều kiện tài chính mà bạn có thể chọn cho mình loại vách ngăn phù hợp.

Sau đây là một vài vật liệu vách ngăn phòng ngủ đáng quan tâm:

- Kính cường lực: Đây là loại vật liệu có khả năng chịu được nhiệt độ lớn, có độ bền, độ an toàn cũng như tính thẩm mỹ cao nên được nhiều gia đình lựa chọn. Hơn nữa, sử dụng vách ngăn phòng ngủ bằng kính cường lực còn giúp không gian phòng ngủ thêm phần sáng sủa và thông thoáng.

- Nhôm: Nhôm cũng là một trong những loại vật liệu làm vách ngăn phòng ngủ được nhiều người ưa chuộng nhờ tính chất bền vững và tuổi thọ cao. Khi sử dụng loại vật liệu này, người dùng sẽ ít phải sửa chữa hay thay thế nên tiết kiệm được chi phí khá tốt.

- Gỗ tự nhiên: Có thể nói, đây là vật liệu hàng đầu để tạo nên những tấm vách ngăn ngủ bền đẹp, chất lượng với thời gian. Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm là tuổi thọ cao thì vách ngăn làm bằng gỗ tự nhiên sẽ có chi phí cao hơn hẳn so với gỗ công nghiệp. Do vậy, loại vật liệu này sẽ phù hợp với những gia đình có tiềm lực tài chính mạnh. 

- Gỗ công nghiệp: Trái ngược với gỗ tự nhiên thì gỗ công nghiệp lại có chi phí khá rẻ hơn rất nhiều. Tuy nhiên, về tuổi thọ, độ bền, độ chống mối mọt, ẩm mốc thì những tấm vách ngăn làm bằng gỗ công nghiệp không mấy nổi trội so với gỗ tự nhiên. Song, với mục đích trang trí phòng ngủ, thì đây vẫn là một lựa chọn hoàn hảo cho mọi gia đình.

- Nhựa PVC: Với nhiều ưu điểm vượt trội như trong lượng nhẹ, vận chuyển dễ dàng, giá thành rẻ, nhựa PVC là chất liệu vách ngăn phòng ngủ phù hợp với nhiều gia đình thích có sự mới mẻ trong không gian sống. Theo đó, khi sử dụng loại vách ngăn này, bạn có thể dễ dàng thay mới thường xuyên mà không lo về vấn đề kinh phí.

- Thạch cao: Thạch cao là vật liệu xây dựng được giới chuyên gia nội thất đánh giá cao về cấu trúc mạnh mẽ và bền với thời gian. Ngoài ra, vách ngăn bằng thạch cao còn có khả năng chống va đập mạnh trong hầu hết các trường hợp, giúp đảm bảo an toàn cho các thành viên trong nhà.

Ảnh: INTOSUM

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.