5 khách sạn, cao ốc lớn hàng chục tỉ đồng được ngân hàng rao bán để thu hồi nợ

Nhiều khách sạn, cao ốc lớn đã được loạt doanh nghiệp BĐS dùng làm tài sản thế chấp để vay tiền tại các ngân hàng. Tuy nhiên, việc kinh doanh thua lỗ, doanh nghiệp không có khả năng trả vốn, những tài sản thế chấp giá hàng nghìn tỉ đồng này được các ngân hàng rao bán trong suốt thời gian qua để xử lí, thu hồi nợ.
Các khách sạn, cao ốc lớn phải thế chấp ngân hàng vì doanh nghiệp bđs kinh doanh lỗ - Ảnh 1.

Theo VOV, Khách sạn Hoàng Cung (tọa lạc ở địa chỉ số 8 Hùng Vương, TP Huế) là tài sản đảm bảo khoản vay của Công ty cổ phần khách sạn Hoàng Cung (Công ty Hoàng Cung) tại ba ngân hàng bao gồm: Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - chi nhánh Huế (VCB Huế), Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Thừa Thiên Huế (Vietinbank Huế) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - chi nhánh Thừa Thiên Huế (Agribank Huế). (Ảnh: Khách sạn Hoàng Cung - Imperial Hotel Huế).

Các khách sạn, cao ốc lớn phải thế chấp ngân hàng vì doanh nghiệp bđs kinh doanh lỗ - Ảnh 2.

Đến thời hạn trả nợ, dù nhiều lần nhận được yêu cầu từ phía ngân hàng nhưng Công ty Hoàng Cung không tuân thủ thỏa thuận theo Hợp đồng tín dụng liên quan việc trả nợ. Đến nay, ba ngân hàng trên ở Huế bán đấu giá công khai khách sạn Hoàng Cung và bà Nguyễn Thị Định (SN 1982), hộ khẩu thường trú trú tại Nghĩa Tân - Cầu Giấy (Hà Nội) đã trúng thầu mua khoản "nợ xấu" này. Tuy nhiên, vụ việc mua bán nợ xấu của khánh sạn Hoàng Cung đã được các bên đưa ra tòa sau khi không thống nhất được phương án xử lí, theo Dân trí đưa tin. (Ảnh: Booking)

Các khách sạn, cao ốc lớn phải thế chấp ngân hàng vì doanh nghiệp bđs kinh doanh lỗ - Ảnh 3.

Trung tâm hội nghị tiệc cưới và khách sạn Crystal Palace: Crystal Palace tọa lạc tại Phú Mỹ Hưng, quận 7, TP HCM. Đây cũng là một trong những khách sạn được Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Phú Tài (BIDV Phú Tài) rao bán với giá hàng trăm tỉ đồng để thu hồi nợ. Chủ của toà nhà Crystal Palace là Công ty CP Tập đoàn Khải Vy. (Ảnh: Crystalpalace)

Các khách sạn, cao ốc lớn phải thế chấp ngân hàng vì doanh nghiệp bđs kinh doanh lỗ - Ảnh 4.

Crystal Palace là công trình xếp hạng chuẩn 4 sao, hội tụ đầy đủ các dịch vụ như khách sạn cao cấp, hội nghị, tiệc cưới và nhà hàng ẩm thực. Tòa nhà này được xây trên khu đất rộng 2.675 m2, thời hạn sử dụng đến năm 2058. Công trình xây dựng gồm hai tầng hầm, 8 tầng nổi và sân thượng. Theo tìm hiểu, Công ty Khải Vy đã có nhiều khoản vay tại BIDV Phú Tài, dùng nhiều tài sản để thế chấp trong đó có Crystal Palace. (Ảnh: Booking)

Các khách sạn, cao ốc lớn phải thế chấp ngân hàng vì doanh nghiệp bđs kinh doanh lỗ - Ảnh 5.

Ngày 14/8, Ngân hàng Sài Gòn (SCB) đấu giá lần hai quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất khu chung cư cao cấp BCM Hưng Long tại Quận 7, TP HCM. Giá khởi điểm cho tài sản này là 2.530 tỉ đồng. Dự án này do Công ty Vật liệu xây dựng và xây lắp thương mại (BMC) làm chủ đầu tư. (Nguồn: SCB)

5 khách sạn, cao ốc lớn bị ngân hàng rao bán để thu hồi nợ - Ảnh 6.

Dự án BMC Hưng Long có tổng diện tích 19.639 m2. Trong đó, bao gồm một cao ốc 22 tầng với 2 đơn nguyên, một cao ốc 25 tầng với 3 đơn nguyên, một khu biệt thự với 5 căn và các công trình công cộng, phụ trợ khác. Dự án được khởi công từ năm 2011. Ban đầu, công trình là tài sản thế chấp cho khoản vay tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank). Sau này, TinNghiaBank được hợp nhất với Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank) và SCB, dự án trở thành tài sản thế chấp tại ngân hàng SCB – chi nhánh Bến Thành. (Ảnh: VietnamNet)

Các khách sạn, cao ốc lớn phải thế chấp ngân hàng vì doanh nghiệp bđs kinh doanh lỗ - Ảnh 6.

Vào giữa tháng 9, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Đông Anh (VCB Đông Anh) ra thông báo phát mại tài sản sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất là khách sạn Hemera Boutique Hotel tại phường Mỹ An, quận Ngũ hành Sơn, TP Đà Nẵng. Khách sạn này gồm 12 tầng. Người sở hữu tài sản là bà Bùi Thị Huệ và ông Lê Trí Nguyện. VCB Đông Anh đưa giá khởi điểm là 79 tỉ đồng.(Ảnh: Hemera Boutique Hotel)

Các khách sạn, cao ốc lớn phải thế chấp ngân hàng vì doanh nghiệp bđs kinh doanh lỗ - Ảnh 2.

Khách sạn 5 sao Cendeluxe. Vào tháng 6/2020, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Phú Tài (BIDV Phú Tài) thông báo bán đấu giá khách sạn 5 sao Cendeluxe lần thứ 11. Đây là khách sạn thuộc Công ty cổ phần Thuận Thảo (Phú Yên) được BIDV Phú Tài bán đấu giá tài sản đã thế chấp để thu lại vốn. Giá khởi điểm rao bán gần nhất hơn 310 tỉ đồng, giảm 30 tỉ đồng so với đợt rao bán vào đầu tháng 5 và giảm 50% so với một năm trước, theo báo Thanh niên đưa tin. (Ảnh: Thanh niên)


chọn
Vinaconex: Bán một phần Cát Bà Amatina nếu giá tốt, lãi thêm 275 tỷ từ dự án 93 Láng Hạ
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, ban lãnh đạo Vinaconex đã cập nhật tiến độ, tình hình kinh doanh tại một số dự án bất động sản như Cát Bà Amatina, KCN Đông Anh và Green Diamond.