Môi trường công sở là một xã hội thu nhỏ với đủ kiểu người: Vui tính, dễ gần, hoạt bát, tự kỉ, chăm chỉ, lười biếng... việc tiếp xúc với nhiều người có tính cách khác nhau sẽ giúp cho chúng ta có sự phản xạ và thích ứng tốt, nhưng 6 kiểu người dưới đây dù bạn có cố gắng chịu đựng đến thế nào thì có lúc vẫn phải “ nổi điên” vì cáu!
Kiểu người lanh chanh, hay chen ngang lời nói của người khác
Mẫu người này là một điển hình của kiểu người bất lịch sự chốn công sở. Cho dù là người khác đang nói bất cứ câu chuyện gì, họ cũng chen vào nghe ngóng và cướp lời, lắng nghe người khác nói là một việc quá khó khăn với họ nên lúc nào cũng có thể thể hiện sự bất nhã của mình mọi lúc, mọi nơi với mọi người.
Kiểu người này thường đi kèm với tính lanh chanh, việc gì cũng cho rằng mình làm được, làm tốt. Nếu đồng nghiệp hoặc sếp không giao việc cho họ thì kiểu gì họ cũng đề đạt cấp trên cho mình làm, về tinh thần thì rất đáng tuyên dương nhưng hãy xét về hiệu quả (hoặc hậu quả), đó là thường xuyên “đem con bỏ chợ”, làm ẩu hoặc vô trách nhiệm với công việc, sau đó đổ thừa lí do này, lí do kia. Nếu bị khiến trách sẽ không nhận ra vấn đề mà thường phản bác lại lời của sếp hoặc đồng nghiệp.
Típ người lanh chanh, hay chen ngang này chỉ cần thể hiện sự bất nhã của mình đến lần thứ 3 với đồng nghiệp thì chắc chắn sẽ không có một đồng nghiệp nào chịu nổi, kể cả những người dễ tính nhất!
Những kiểu đồng nghiệp thế này thường khiến người khác chỉ muốn chuyển công ty (Arnh: Pinterest) |
Kiểu người liến thoắng và dài dòng
Kiểu người này dễ gây cảm giác ức chế cho người khác khi nói chuyện hoặc thảo luận vấn đề khi làm việc. Họ nói quá nhanh và điệu tệ hại là nói không vào chủ đề chính mà lan man, dài dòng, trình bày lạc đề. Mỗi cuộc họp giao ban nếu đề những người này báo cáo công việc thì thực sự là một thảm họa vì sẽ chẳng ai hiểu nói họ đang nói về vấn đề gì.
Kiểu người hay hả hê với thất bại của đồng nghiệp
Đây là kiểu người đáng bị “ăn đòn” nhất ở môi trường công sở. Họ luôn có xu hướng dè bỉu, ghen tị với thành công của người khác và không bao giờ thừa nhận năng lực của đồng nghiệp. Mọi thành quả mà đồng nghiệp đạt được với họ chỉ là “ăn may” hoặc do “láu cá” mà nên. Khi một đồng nghiệp đưa ra một kế hoach nào đó, thay vì phản biện để giúp đồng nghiệp nhìn ra những hạn chế hoặc tranh luận để kế hoạch phát triển tốt hơn, họ khoanh tay đứng nhìn và chờ đến khi đồng nghiệp thất bại, họ hả hê “Tôi biết thế nào cậu cũng thất bại mà!”.
Kiểu người hay hoài niệm về quá khứ
Hoài niệm về quá khứ thực ra cũng là điều bình thường vì hầu hết chúng ta đều hơn một lần tiếc nuối những điều đã qau. Nhưng kiểu người này gây ức chế cho đồng nghiệp ở chỗ họ liên tục kể lê về thời vàng son của mình ở những công ty oách, được làm những vị trí cao hơn vị trí bây giờ và mức lương “khủng” hơn bây giờ rất nhiều. Một câu hỏi đặt ra là: “Nếu nơi cũ của bạn tốt như thế, bạn được trọng dụng như thế, bạn tài giỏi như thế thì tại sao bạn lại ra đi?”.
Típ người thích hoài niệm này thực ra đáng thương hơn đáng giận, nhưng vì họ cứ kể lể về quá khứ chẳng ai kiểm chứng ấy cả ngày nên khiến người khác phát bực!
Kiểu người hay đưa chuyện, đạo đức giả
Loại người này sống ở đâu cũng bị ghét chứ chưa nói đến môi trường công sở “tai vách mạch rừng”. Họ thường ngoài mặt lúc nào cũng cởi mở, tỏ ra là một người đáng tin cậy. Khi một đồng nghiệp vì tin tưởng mà kể lể những câu chuyện khó khăn mà mình đang gặp phải ở công ti, những vẫn đề vướng mắc giữa sếp hoặc đồng nghiệp, họ sẽ vờ như lắng nghe, thông cảm và an ủi, nhưng sau đó họ thêm nếm vào câu chuyện và kể hết cho mọi người nghe.
Típ người đạo đức giả này cuối cùng cũng bị đồng nghiệp lật mặt, bởi vì suy cho cùng, đã là “giả” thì sớm muộn cũng bị phơi bày.
Tóm lại, 5 mẫu người có tính cách “gọi đòn” kể trên được liệt kê vào dạng đồng nghiệp xấu tính. Mục đích của việc liệt kê này nhằm giúp chúng ta có dịp nhìn lại bản thân, tránh trở thành những kẻ đáng ghét trong mắt người khác, dù là ở môi trường công sở hay ở ngoài xã hội.