Theo Entrepreneur, đại dịch Covid-19 toàn cầu đã buộc hầu hết chúng ta phải xem xét lại tư duy và cách tiếp cận tài chính của bản thân. Dù bạn đang sợ hãi, tò mò hay nhận thấy cơ hội phía trước, chúng ta đang đứng trước giai đoạn chuyển đổi của các hình thức đầu tư mới, loại hình làm việc mới như một phương tiện giải quyết tác động của cuộc khủng hoảng toàn cầu này.
Trong vô số lời khuyên về tài chính cá nhân, phương châm phổ biến nhất cho mọi người là hãy "trả tiền cho mình trước". Nhưng nếu đó là hiểu biết cơ bản và dễ hiểu, tại sao nhiều người không thể áp dụng?
Dưới đây là 5 lời ngụy biện phổ biến nhất cho tình trạng nợ nần, nghèo túng và giải pháp khắc phục điều đó.
Lời ngụy biện phổ biến nhất cho việc trì hoãn chi trả là không kiếm đủ tiền. Tuy điều này khá thực tế nhưng trong nhiều trường hợp, nguyên nhân thường bắt nguồn từ việc chính bạn không tuân thủ chặt chẽ qui tắc ngân sách.
Nhiều khảo sát đã chỉ ra rằng chỉ có khoảng 1/3 người Mỹ chuẩn bị bảng ngân sách cụ thể, ở mức cơ bản để nắm được các nguồn thu nhập và khoản chi tiêu hàng tháng. Nếu không có danh sách này, bạn sẽ dễ dàng bỏ qua các khoản tiền không phù hợp với chiến lược tiết kiệm và đầu tư lí tưởng của mình.
Cách khắc phục khá đơn giản là tạo ngân sách. Hãy viết ngắn gọn hoặc chi tiết tùy thích, miễn là bạn nắm rõ chi phí hàng tháng của mình là bao nhiêu so với thu nhập.
Bạn sẽ có cơ hội loại bỏ một số chi phí không cần thiết và hạn chế các khoản chi tiêu quá mức. Dù mục tiêu tài chính của bạn là gì, xây dựng ngân sách là khởi đầu vững chắc.
Trả tiền trước có gì khác biệt so với việc trả muộn 1 tuần? Hay 1 tháng? Miễn là bạn có thể thanh toán hết các khoản nợ, phải không? Đáng tiếc, điều này không chính xác. Sẽ tốt hơn nhiều nếu bạn tiêu hết những gì còn lại sau khi tiết kiệm hơn là tiết kiệm những gì còn lại sau khi chi tiêu.
Liên tiếp vay nợ, từ chối trả tiền sẽ khiến não của bạn vô thức nghĩ rằng duy trì kỉ luật không cần ưu tiên và có thể tiếp tục áp dụng mô hình tài chính sai trái này. Trả tiền trực tiếp có thể chỉ là một lựa chọn thay vì bắt buộc nhưng khi bạn thanh toán trước, bạn đang ưu tiên tương lai tài chính của bản thân.
Dù nghe có vẻ đơn giản nhưng việc thanh toán trước đôi khi lại là một khái niệm phức tạp với nhiều người. Bạn tiết kiệm được bao nhiêu? Tỉ lệ lãi suất có lí tưởng? Bạn làm gì với số tiền tiết kiệm được?
Câu trả lời là hãy bắt đầu ở bất cứ đâu và phát triển từ đó. Nếu bạn có thu nhập cố định, vào mỗi kì trả lương, bạn có thể tính một con số (giả sử là 10%) để cho vào quỹ tiết kiệm. Nếu thu nhập dao động, bạn có thể đánh giá nhanh xem 10% thu nhập của tuần đó là bao nhiêu và đặt số tiền này sang một bên. Đây là thời điểm bạn có thể hiểu rõ hơn về thu nhập và chi phí của mình bằng cách lập ngân sách.
Hãy đối mặt với một sự thật phũ phàng: yếu tố chính dẫn đến thành công về tiền bạc thường là những việc tốn thời gian và hoàn toàn không thú vị. Lập ngân sách, tiết kiệm và đầu tư, quản lí tài chính cá nhân... có thể rất tẻ nhạt dù hiện nay có rất nhiều công cụ hay ứng dụng hỗ trợ như Mint hay EveryDollar.
Để bắt đầu, các chuyên gia của Entrepreneur khuyên bạn nên tự động hóa khoản tiết kiệm và thanh toán hàng tháng. Bằng cách này, sẽ không có lí do gì để bỏ qua hoặc quên làm điều đó. Ứng dụng trực tuyến của hầu hết các ngân hàng hiện nay đều có tính năng này.
Bạn có phải là người có thu nhập cao? Bạn kiếm được rất nhiều tiền và luôn luôn có một số dư. Bạn không phải lo lắng về việc lập ngân sách, tiết kiệm hay hi sinh vì bạn đang kiếm được nhiều tiền và không phải hỗ trợ ai?
Điều này rất chính xác cho đến khi bạn phải đối mặt với việc bị sa thải đột ngột, một tai nạn bất ngờ hay ai đó trong gia đình cần hỗ trợ. Bạn sẽ ngạc nhiên trước tốc độ chi tiêu của mình.
Mọi thứ đều có thể xảy ra và tốt hơn hết là bạn nên chuẩn bị cho một tương lai không chắc chắn hơn là chắp cánh cho hiện tại và hi vọng rằng mọi chuyện sẽ tốt đẹp vĩnh viễn. Những người có thu nhập cao đang có lợi thế để tiết kiệm, đầu tư và làm giàu. Hãy khởi động ngay!